Thực đơn giảm béo cho người bị dạ dày hiệu quả và an toàn

Đánh giá bài viết

Giảm cân luôn là “cuộc chiến” thực sự đối với rất nhiều người không chỉ bởi cần phải tuân thủ chế độ ăn kiêng kéo dài, mà còn phải nỗ lực, kiên trì kết hợp với luyện tập thể dục. Thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày lại càng khó khăn hơn bởi nếu áp dụng sai, người bệnh có thể gặp nguy cơ nặng hơn, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical
Thực đơn giảm cân cho người bệnh dạ dày có gì đặc biệt?

Thực đơn giảm béo cho người bị bệnh dạ dày trong  ngày

Thứ 2

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Đậu gà trắng luộc
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Nước dừa (1 cốc) + nước nho (½ cốc)
  • Bữa trưa (14h – 14h30): Bánh Chapati Ấn Độ, cá hầm
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Bột gao rạng (1 cốc) + trà đen (½ cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): Cơm gạo lứt (½ bát) + bí đỏ nướng

Thứ 3

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Súp cà rốt
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Nước dừa (1 cốc) + nước lựu (½ cốc)
  • Bữa trưa (14h – 14h30): Cơm gạo lứt (½ bát) + cà ri bắp cải
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Khoai tây nướng (½ đĩa) + Trà đen (1 cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): Cơm gạo lứt (½ bát) + Khoai tây nghiền + 1 muỗng cà phê bơ Ghee

Thứ 4

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Súp rau (1 chén)
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30):  Nước dừa xiêm (1 cốc) + 1 trái ổi
  • Bữa trưa (14h – 14h30):  1 bát súp rau củ quả
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Trà đen (1 cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): Cơm gạo lứt (½ bát)+ đậu lăng

Quan tâm: Chế độ ăn uống lành mạnh là gì? Những lợi ích bạn nên biết

Thứ 5

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Súp cà chua nướng  (1 chén)
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Nước dừa xiêm (1 cốc) + Đu đủ chín (1/3 cốc)
  • Bữa trưa (14h – 14h30): Bún gạo lứt + Rau củ nướng (½ đĩa)
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Cơm trứng hấp thịt (½ bát) + rau xanh luộc
  • Bữa tối (20h – 20h30): 50g bánh mềm

Thứ 6

  • Bữa sáng (8h – 8h30): 1 ổ bánh mì + 1 cốc sữa nghệ.
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Cơm(½ bát) + súp khoai tây thịt băm + 1 bìa đậu phụ
  • Bữa trưa (14h – 14h30): ½  bát cơm + thịt bò hầm cà rốt.
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Bột gạo rang (½ cốc) + trà đen (1 cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): Chè vừng đen + khoai sọ hấp

Thứ 7

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Cháo đậu xanh
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Nước dừa (1 cốc) + sinh tố chuối (½ cốc)
  • Bữa trưa (14h – 14h30): 1/2 bát cơm + 100g cá hấp + 100g rau luộc
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Khoai tây nướng (½ đĩa) + trà đen (1 cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): 1 bát cơm + 1 bìa đậu phụ + 50g thịt lợn luộc.

Chủ nhật

  • Bữa sáng (8h – 8h30): Súp rau (1 bát)
  • Giữa bữa ăn (11h -11h30): Nước dừa (1 cốc) + 1 quả táo
  • Bữa trưa (14h – 14h30):  ½ bát cơm gạo lứt + giò + rau xanh luộc
  • Buổi chiều (16h – 16h30): Bột gạo rang (1 cốc)
  • Bữa tối (20h – 20h30): ½ bát cơm + 100g thịt luộc + rau xanh + tôm bỏ vỏ

Lưu ý khi thực hiện

Khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân tại nhà cho người đau dạ dày, bạn cần chú ý:

  • Có 5 bữa ăn nhỏ để dễ tiêu hóa mỗi ngày với khoảng thời gian thích hợp chính là chìa khóa để có sức khỏe hệ tiêu hóa tốt.
  • Ăn chậm mà không nên nói chuyện và nhai thức ăn đúng cách cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa.
  • Tránh ăn theo cảm xúc, gây ra rối loạn.
  • Xây dựng chế độ ăn kiêng cho người đau dạ dày một cách cụ thể, tuân thủ nghiêm ngặt và có ý kiến tư vấn từ các chuyên gia.
  • Lựa chọn thực phẩm theo gợi ý bên trên, tránh đồ ăn gây hại và nên chọn những thực phẩm tốt.
  • Đảm bảo thời gian ăn uống và ngủ nghỉ lành mạnh, hợp lý. Thức khuya và bỏ bữa thường xuyên là nguyên nhân gây ra đau dạ dày.
  • Luôn giữ cơ thể được thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng. Stress có thể sẽ làm gia tăng thêm bệnh lý về dạ dày.
  • Thực hiện cách giảm cân cho người bị đau dạ dày không chỉ là thực đơn ăn uống mà còn phải kết hợp tập luyện các bài giảm cân chuyên biệt thì mới có hiệu quả cao.

Nguyên nhân của bệnh dạ dày

Các loại viêm dạ dày, đau dạ dày khác nhau bao gồm những nguyên nhân khác nhau. Một số trong số có thể điểm tên như:

Nhiễm khuẩn do H. pylori

Vi khuẩn H. pylori được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày, chiếm đến 90% hầu hết các trường hợp.

Nguyên nhân chính được giải thích của viêm dạ dày mãn tính đó là nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày từ nhỏ và tiếp tục gây ra các vấn đề khi ở tuổi trưởng thành.

Tổn thương niêm mạc dạ dày

Có những yếu tố khác nhau góp phá hủy phần niêm mạc dạ dày gây ra viêm dạ dày, có thể kể đến các yếu tố như: Uống rượu, Thuốc Aspirin (hay acetylsalicylic acid), nuốt phải một chất ăn mòn, bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, điều trị phóng xạ cho vùng bụng, làm phẫu thuật can thiệp để cắt bỏ một phần dạ dày,..

Thương tật nặng hoặc bệnh tật

Một chấn thương ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể – không nhất thiết là ở phần dạ dày hoặc một căn bệnh tác động đến lưu lượng máu đến dạ dày có thể làm tăng axit trong đó dân đến viêm dạ dày.

Quan tâm: Thực đơn giảm cân hiệu quả trong 30 ngày giảm tới 8kg

Bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn dịch cũng có thể góp phần tạo ra các bệnh viêm dạ dày. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể cụ thể là niêm mạc dạ dày.

Dị ứng thực phẩm

Mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và viêm dạ dày vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, dị ứng thực phẩm có thể là được xem như là một trong những yếu tố gây ra một loại viêm đường tiêu hóa hiếm gặp, chúng có tên là viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan.

Đến gặp và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng uy tín để xác định bất kỳ trường hợp dị ứng liên quan đến thực phẩm.

Thực phẩm nên tránh

Những thực phẩm bạn nên tránh khi bị dạ dày

Có rất nhiều loại thực phẩm vừa làm bạn tăng cân lại làm trầm trọng thêm tình trạng liên quan đến bệnh dạ dày. Thực phẩm có thể làm kích thích vào phần dạ dày, do đó làm cho bệnh viêm dạ dày nặng hơn, do đó bạn cần tránh những loại sau trong thực đơn giảm cân:

  • Rượu.
  • Cà phê.
  • Socola.
  • Thực phẩm có tính axit, ví dụ như cà chua, chanh và một số loại trái cây.
  • Các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây như cam, cà chua,…
  • Đồ ăn nhiều chiên xào chất béo.
  • Nước giải khát có bọt khí ga.
  • Thức ăn cay nóng.
  • Hạt mù tạt.

Thực phẩm nên chọn

Dưới đây là những thực phẩm nên chọn khi mắc bệnh dạ dày

Dựa theo nghiên cứu khoa học về chế độ ăn kiêng và bệnh viêm loét dạ dày, các loại thực phẩm sau được khuyến khích sử dụng như:

  • Sữa ít đường, sữa chua và các loại pho mát ít béo.
  • Dầu thực vật hoặc dầu ô liu.
  • Một số loại trái cây như dừa xiêm, táo, dưa hấu và chuối.
  • Một số loại rau, bao gồm rau xanh, cà rốt, rau chân vịt và bí xanh.
  • Đậu lăng, đậu gà và đậu nành.
  • Thịt nạc.

Kết luận 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày. Nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe của bản thân thì hãy nhấn ĐĂNG KÝ ngay để được bác sĩ thăm khám, tư vấn trực tiếp liệu trình phù hợp.
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Nguồn tham khảo:  Healthline, Obesitycoverage

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger