Tổng hợp 11 thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe

Đánh giá bài viết

Chất béo là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu vitamin và khoáng chất. Với 11 thực phẩm giàu chất béo có lợi dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu sức khỏe tốt.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
Tổng hợp 11 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe
Tổng hợp 11 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe

Thế nào là chất béo có lợi?

Chất béo có lợi bao gồm chất béo không bão hòa đơnchất béo không bão hòa đa. Chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, góp phần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Chất béo không bão hòa đơn: Loại chất béo này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, các loại hạt,…
  • Chất béo không bão hòa đa: Cung cấp dồi dào trong các loại thực phẩm, cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… cùng với các loại rau xanh, quả bơ, quả óc chó,…

Lợi ích tuyệt vời của chất béo có lợi:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó bảo vệ tim khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào não, giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và giảm nguy cơ mắc các bệnh về não bộ như Alzheimer.
  • Điều hòa huyết áp: Một số loại chất béo không bão hòa đa có khả năng giúp hạ huyết áp, đặc biệt hiệu quả đối với những người mắc bệnh cao huyết áp.
  • Hỗ trợ giảm cân: Chất béo có lợi giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Dưới đây là 11 loại thực phẩm chứa chất béo có lợi cho sức khỏe bạn có thể tham khảo!

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

11 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe

1. Cá

Cá là nguồn thực phẩm cung cấp các chất béo dồi dào, đặc biệt là omega-3. Đây là loại chất béo cực kỳ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, omega-3 còn giúp giữ cho bộ não minh mẫn hơn, đặc biệt ở những người lớn tuổi.

Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn cá có xu hướng khỏe mạnh hơn, ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mất trí nhớ và trầm cảm,…

Các loại cá giàu chất béo bạn có thể tham khảo như: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ,…

2. Bơ

Bơ là loại trái cây chứa nguồn chất béo dồi dào
Bơ là loại trái cây chứa nguồn chất béo dồi dào

Không giống như các loại trái cây khác đều chứa carbs, bơ lại chứa hàm lượng chất béo dồi dào.

Thực tế cho thấy, bơ chứa khoảng 77% chất béo, lượng chất béo này thậm chí còn cao hơn lượng chất béo đến từ động vật.

Mặc dù chúng chứa nhiều chất béo và calo, nhưng chất béo trong bơ là chất béo tốt.

Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn bơ có xu hướng giảm cân và ít mỡ bụng hơn so với những người không ăn bơ.

3. Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất béo và chất xơ có ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải vì chứa hàm lượng chất béo cao mà những người ăn hạt sẽ bị béo phì, thừa cân.

Theo nghiên cứu, ăn các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, đậu xanh,…còn tránh được bệnh béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.

Ngoài ra, các loại hạt khác như hạt hướng dương, hạt vừng, bí ngô có chứa chất béo tốt, có thể giúp hạn chế lượng cholesterol trong máu.

4. Hạt chia

Hạt chia, loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người, thường được lầm tưởng là không chứa chất béo.

Tuy nhiên, sự thật bất ngờ là lên đến 80% thành phần dinh dưỡng của hạt chia là chất béo. Điều này khiến hạt chia trở thành một trong những loại hạt giàu chất béo nhất.

Điểm đặc biệt của chất béo trong hạt chia là hàm lượng axit béo Omega-3 dồi dào, hay còn gọi là ALA.

Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chống viêm hiệu quả.

Quan tâm: Ăn hạt chia giảm cân như thế nào? Cách sử dụng hạt chia giảm cân

5. Dừa và dầu dừa

Dừa và dầu dừa là thực phẩm chứa nguồn chất béo bão hòa phong phú. Theo thống kê, có tới 90% axit béo trong dừa và dầu dừa đã bão hòa.

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn dừa hoặc dầu dừa thường không mắc các bệnh tim, bởi chất béo có trong dừa phần lớn là các axit béo chuỗi trung bình. Các axit này thường được chuyển hóa đi thẳng đến gan, nơi chúng có thể biến thành ketone.

Chất này giúp ngăn chặn sự thèm ăn của cơ thể. Từ đó giúp mọi người nạp ít calo hơn và thúc đẩy trao đổi chất và đốt cháy lên tới 120 calo mỗi ngày.

Điều này cực kỳ có lợi cho những người muốn giảm cân hoặc người người mắc bệnh Alzheimer.

6. Phô mai tươi

Chỉ nên sử dụng 1 lượng phô mai tươi vừa đủ để tránh tăng cân
Chỉ nên sử dụng 1 lượng phô mai tươi vừa đủ để tránh tăng cân

Phô mai tươi hiện nay được sản xuất với nhiều loại, từ loại nhiều chất béo đến loại tách béo, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của người tiêu dùng.

Hàm lượng chất béo trong phô mai tươi:

  • Phô mai nhiều chất béo: Loại phô mai này chứa chủ yếu chất béo bão hòa, với một lượng nhỏ chất béo không bão hòa. Trung bình, 100g phô mai nhiều chất béo cung cấp khoảng 33g chất béo.
  • Phô mai tách béo: Loại phô mai này đã được loại bỏ phần lớn chất béo, do đó hàm lượng chất béo thấp hơn nhiều so với phô mai nhiều chất béo. Cụ thể, 100g phô mai tách béo chỉ chứa khoảng 3g chất béo.

7. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem có hàm lượng chất béo lớn hơn sữa tươi nguyên chất thông thường. Đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3.

Trung bình với 100g sữa nguyên kem sẽ chứa khoảng 25g chất béo. Tuy là loại chất béo có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sữa nguyên kem nhiều trong 1 thời gian dài, bạn sẽ tăng cân khá nhanh.

Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng 1 lượng vừa phải để duy trì cân nặng ở mức ổn định.

8. Quả olive và dầu olive

Quả và dầu olive là thực phẩm giàu chất béo có lợi. Trung bình 100g quả oliu sẽ chứa khoảng 14,5g chất béo.

Phần lớn chất béo có trong quả và dầu olive là axit oleic có lợi cho tim mạch.

9. Đậu nành và dầu đậu nành

Các loại chất béo như omega-3, omega-6 có trong thực phẩm này giúp đậu nành trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bậc nhất.

Ngoài ra, các thành phần chất béo khác có trong đậu nành còn có công dụng làm giảm cholesterol xấu trong đồ chiên rán. Trung bình 100g hạt đậu nành có chứa khoảng 20g chất béo.

Quan tâm: Bí đỏ giảm cân có tốt không? Bao nhiêu calo?

10. Trứng

Theo thống kê, lòng đỏ trứng chứa nhiều hàm lượng Cholesterol và chất béo. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cholesterol trong trứng không ảnh hưởng tới cholesterol trong máu.

Ngoài ra, trứng rất giàu vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe tổng thể.

11. Thịt bò

Ngoài các chất dinh dưỡng giàu protein như kẽm, sắt, vitamin B thì thịt bò còn chứa hàm lượng lớn các chất béo không bão hòa đơn là axit oleic.

Nó có tác dụng làm tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Ăn thực phẩm giàu chất béo như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là “chất béo tốt” từ các nguồn như quả bơ, cá hồi, dầu ô liu,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo mang lại hiệu quả tối ưu và tránh những tác hại không mong muốn, cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

Ăn uống điều độ

Mặc dù các thực phẩm được đề cập ở trên đều chứa chất béo tốt, nhưng tất cả chất béo đều cung cấp lượng calo cao.

Do vậy, việc sử dụng chúng cần có chừng mực, theo dõi lượng calo nạp vào mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe và tránh thừa cân, béo phì.

Cân đối thực phẩm giàu chất béo động vật và thực vật

Chất béo có thể được tìm thấy trong hai nguồn chính: dầu thực vật và mỡ động vật.

  • Mỡ động vật: Chứa nhiều cholesterol, đóng vai trò quan trọng cho tế bào thần kinh và tham gia vào một số quá trình chuyển hóa trong cơ thể như sản xuất nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển và người trung niên nên bổ sung thịt, cá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Dầu thực vật: Các loại dầu như dầu dừa, dầu gạo, dầu ô liu,… lại giàu axit béo omega-3, 6, 9 và nhiều dưỡng chất khác, giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa lão hóa, giảm nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Mỗi loại chất béo đều có những lợi ích và công dụng riêng biệt. Để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể, hãy kết hợp hài hòa cả hai nguồn chất béo này trong bữa ăn hàng ngày.

Lựa chọn thực phẩm thông minh

  • Ưu tiên các loại thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến để đảm bảo chất lượng và giữ nguyên vẹn dưỡng chất.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh vì thường chứa nhiều chất béo bão hòa và trans không tốt cho sức khỏe.
  • Lựa chọn phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, luộc, nướng thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Trên đây là 11 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi được chuyên gia khuyên dùng. Hy vọng với những thực phẩm được gợi ý trên đây, bạn sẽ có một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger