Mức độ Hormones và Béo phì có liên quan gì với nhau?

Đánh giá bài viết

Mức độ Hormones và Béo phì có liên quan gì? Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết, những người béo phì đã có những dấu hiệu khác biệt về nội tiết tố (Hormones) so với những người có cân nặng bình thường khiến cho họ dễ bị tăng cân.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
mức độ hormones và béo phì liên quan như thế nào
Bạn có biết mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ hormones và béo phì?

Hormones là gì?

Hormone được coi là những “sứ giả hóa học” đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người, bao gồm cả sự thèm ăn, trao đổi chất và phân phối chất béo.

Hệ thống nội tiết, bao gồm các tuyến như tuyến giáp, tuyến tụy, buồng trứng và tinh hoàn, là nơi sản xuất và tiết ra các hormone vào máu.

Hệ thống nội tiết hoạt động cùng hệ thần kinh và hệ miễn dịch để giúp cơ thể thích nghi với các thay đổi bên trong và bên ngoài.

Tuy nhiên, sự mất cân bằng hormone có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Tổng quan nghiên cứu mức độ hormones và béo phì

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh béo phì.

Béo phì và Leptin

Leptin là hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ và giúp điều chỉnh sự thèm ăn và lưu trữ chất béo.

Mức độ leptin cao hơn ở người béo phì so với người có cân nặng bình thường, nhưng họ lại không nhạy cảm với tác dụng của leptin, dẫn đến cảm giác thèm ăn nhiều hơn và tích trữ nhiều chất béo hơn.

Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu lý do tại sao leptin không hoạt động hiệu quả ở người béo phì.

Béo phì và Insulin

Insulin là hormone được sản xuất bởi tuyến tụy và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ở người béo phì, khả năng đáp ứng với insulin có thể bị suy giảm, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Béo phì và Hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng được sản xuất bởi tuyến yên và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và phát triển cơ bắp.

Nồng độ hormone tăng trưởng ở người béo phì thấp hơn so với người có cân nặng bình thường, có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy calo và tích trữ chất béo.

Béo phì và Hormone sinh dục

Hormone sinh dục như estrogen và testosterone ảnh hưởng đến sự phân bố chất béo trong cơ thể.

Phụ nữ có xu hướng tích trữ nhiều chất béo ở hông và đùi, trong khi nam giới có xu hướng tích trữ nhiều chất béo ở bụng.

Sự thay đổi trong nồng độ hormone sinh dục theo tuổi tác có thể dẫn đến thay đổi trong phân bố chất béo và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

Quan tâm: Béo phì và gout có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Tác động của hành vi lên mức độ hormone và béo phì, cách cải thiện

Người béo phì có xu hướng sở hữu nồng độ hormone khiến cơ thể dễ tích tụ chất béo.

Những hành vi như ăn uống quá mức và lười vận động có thể “thiết lập lại” các cơ chế điều chỉnh sự thèm ăn và phân bố mỡ trong cơ thể theo thời gian, khiến người đó dễ tăng cân hơn về mặt sinh lý.

Cơ thể luôn cố gắng duy trì trạng thái cân bằng, vì vậy nó sẽ chống lại những thay đổi đột ngột như chế độ ăn kiêng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng leptin trong máu giảm sau khi áp dụng chế độ ăn ít calo. Mức leptin thấp có thể kích thích sự thèm ăn và làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến việc tăng cân trở lại sau khi ăn kiêng.

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy những thay đổi hành vi lâu dài như ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cơ thể loại bỏ mỡ thừa và ngăn chặn sự tích tụ mỡ mới.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập luyện hoặc phẫu thuật giảm cân có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm viêm và điều hòa các hormone béo phì một cách có lợi.

Giảm cân còn liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.

Kết luận:

Hy vọng bài viết về Mức độ Hormones và Béo phì này đã cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích. Ngoài việc đem đến những kiến thức khoa học về sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh và chất lượng cuộc sống đi lên.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger