Béo phì và suy dinh dưỡng: Những con số cần phải biết

Đánh giá bài viết

Béo phì và suy dinh dưỡng là 2 điểm đối lập về tình trạng thừa thiếu cân ở cơ thể con người. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm chung là ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.

Những điều cần biết về béo phì

Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá nhiều có thể làm suy giảm sức khỏe

Béo phì là gì?

Béo phì là khi một người có trọng lượng cơ thể quá nặng so với chiều cao của mình. Sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá nhiều có thể làm suy giảm sức khỏe.

Chỉ số khối cơ thể BMI là chỉ số cân nặng và chiều cao được sử dụng nhằm phân loại tình trạng thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Chỉ số này được định nghĩa là trọng lượng cơ thể người tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao của người đó bằng mét.

Ở người lớn định nghĩa béo phì là chỉ số BMI từ 30 trở lên. Khi chỉ số cơ thể đạt mức này bạn cần phải có những biện pháp để đưa cân nặng về mức an toàn.

Béo phì chính là kết quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng tiêu thụ. Khi cơ thể nạp quá nhiều năng lượng vào nhưng tiêu hao ra quá ít.

Những người khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhanh thường có nguy cơ béo phì cao hơn. Ngoài ra, người không tập thể dục, ít vận động cũng dễ bị béo phì.

Tác hại của béo phì

Khi bị béo phì con người sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và các bệnh lý nguy hiểm. Béo phì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, ngoại hình của con người.

Không chỉ vậy, khi bị béo phì ở các cấp độ khác nhau, con người sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý thường liên quan đến béo phì phì: Cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, bệnh ung thư.

Quan tâm: 4 nguyên tắc hỗ trợ điều trị béo phì an toàn, hiệu quả

Những điều cần biết suy dinh dưỡng

Tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra khi nào?

Tình trạng suy dinh dưỡng cũng được tính toán dựa trên các chỉ số khối cơ thể BMI. Suy dinh dưỡng có liên quan đến phân loại BMI nhẹ cân.

Tuy nhiên, suy dinh dưỡng cũng có thể xảy ra trong trường hợp đủ cân nặng. Người có cân nặng bình thường với lứa tuổi và giới tính vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Người bị suy dinh dưỡng thường là do cơ thể không nhận được lượng đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ ăn uống. Khi bị suy dinh dưỡng sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Các dạng của suy dinh dưỡng

Có 4 dạng phụ của suy dinh dưỡng đó là: Gầy còm, thấp còi, nhẹ cân và thiếu vitamin khoáng chất.

Cân nặng so với chiều cao thấp hơn được gọi là tình trạng gầy còm. Mức độ này chỉ tình trạng sụt cân nghiêm trọng.

Chiều cao thấp hơn so với độ tuổi được gọi là thấp còi. Đây là hệ quả của việc suy dinh dưỡng tái diễn hoặc mãn tính.

Nhẹ cân so với độ tuổi được gọi là nhẹ cân.

Tác hại của suy dinh dưỡng

Trong thời gian ngắn, suy dinh dưỡng có thể làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Bởi không đủ chất dinh dưỡng để duy trì một lớp bảo vệ vững chắc cho cơ thể.

Không chỉ vậy, nếu như cơ thể bị suy dinh dưỡng quá lâu còn ảnh hưởng tới việc phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, suy dinh dưỡng sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần con người.

Trẻ em, phụ nữ, thanh thiếu niên là những đối tượng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất. Nghèo đói làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Những con số về béo phì và suy dinh dưỡng

Béo phì và suy dinh dưỡng
Béo phì và suy dinh dưỡng là hai điểm đối lập nhau về cân nặng, chúng đều gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe cho cơ thể
  • Béo phì và suy dinh dưỡng là hai điểm đối lập nhau về cân nặng. Thế nhưng chúng đều gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe cho cơ thể.
  • Béo phì hay suy dinh dưỡng đều dựa trên những đánh giá về chỉ số cân nặng và chiều cao. Suy dinh dưỡng sẽ bao gồm cả thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thừa cân, béo phì.

Theo nhiều số liệu thống kê về béo phì và suy dinh dưỡng cho thấy:

  • Vào năm 2014, có khoảng 462 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới bị thiếu cân suy dinh dưỡng.  Trong khi  đó có 1,9 tỷ người thừa cân hoặc béo phì.
  • Đến năm 2016, ước tình có khoảng 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Có khoảng 41 triệu trẻ em trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Khoảng 45 trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong do liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng. Những số liệu thống kê này cho thấy mức độ suy dinh dưỡng và béo phì ngày càng gia tăng.
  • Những số liệu về tử vong thường xảy ra ở những nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Không chỉ vậy, ở những nước này thì tỉ lệ béo phì cũng đang tăng lên.

Béo phì và suy dinh dưỡng gánh nặng kép

Béo phì và suy dinh dưỡng hiện đang là gánh nặng kép cho từng cá nhân cũng như gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa béo phì và suy dinh dưỡng được phản ánh trong dịch tễ học và được chứng minh bằng các bằng chứng thiếu dinh dưỡng.

Gánh nặng kép này tồn tại ở cấp độ cá nhân như béo phì do thiếu hoặc thừa một loại vitamin, khoáng chất khác nhau. Tồn tại ở mức độ gia đình khi người mẹ có thể bị thừa cân hoặc thiếu máu và một đứa trẻ nhẹ cân.

Suy dinh dưỡng và béo phì đang trở thành mối thách thức đối với quốc gia. Tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ ở cấp độ toàn cầu mà có thể tồn tại ở các khu vực trên thế giới và thường là ở cùng một quốc gia.

Béo phì và suy dinh dưỡng tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các chỉ số cơ thể không ở mức an toàn sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều bệnh tật khác nhau.

Béo phì thực sự là một yếu tố có nguy cơ mạnh đối với các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường cũng như xơ vữa động mạch. Tỷ lệ mắc phải những căn bệnh này ngày càng tăng cao. Không chỉ vậy, những người mắc bệnh béo phì còn có nguy cơ bị ung thư.

Tất cả những tình trạng trên đều có thể dẫn đến biến chứng cấp tính và phải nhập viện. Đặc biệt, những bệnh lý này lại tác động ngược trở lại đến tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì.

Giải quyết vấn đề về béo phì và suy dinh dưỡng như thế nào?

Béo phì và suy dinh dưỡng
Giải quyết vấn đề về béo phì và suy dinh dưỡng như thế nào?

Ngày 1/4/2016 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố 2016–2025 là Thập kỷ hành động của Liên hợp quốc về dinh dưỡng.

Tất cả các hành động chính sách, hành động trên 6 lĩnh vực chính đã được kêu gọi:

  • Tạo ra một hệ thống thực phẩm bền vững. Có khả năng phục hồi các chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Cung cấp bảo trợ xã hội và giáo dục có liên quan đến dinh dưỡng dành cho tất cả mọi người.
  • Điều chỉnh hệ thống y tế nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng thiết yếu
  • Tăng cường và thúc đẩy quản trị dinh dưỡng và trách nhiệm ở mọi nơi.
  • Đảm bảo các chính sách thương mại và đầu tư cải thiện dinh dưỡng.
  • Xây dựng môi trường an toàn và hỗ trợ dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi.

Kết luận

Tóm lại, béo phì và suy dinh dưỡng là hai vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần một chiến lược toàn diện bao gồm thay đổi lối sống, nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger