Béo phì và nguy cơ mỡ máu tăng cao – Những hệ quả bạn nên biết

Đánh giá bài viết

Béo phì và nguy cơ mỡ máu đang trở thành những vấn đề sức khỏe nhức nhối trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người. Cùng tìm hiểu về mối quan hệ béo phì với mỡ máu cũng như những nguy cơ đi kèm nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
Béo phì và nguy cơ mỡ máu
Béo phì và nguy cơ mỡ máu ảnh hưởng như thế nào?

Theo các nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ dành cho người béo phì, có khoảng 60 – 70% bệnh nhân có tiền sử béo phì mắc phải chứng rối loạn mỡ máu.

Nguyên nhân khiến các vấn đề về tim mạch ngày càng cao của người béo phì một phần là do chứng rối loạn mỡ máu gây ra. Vì vậy nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu, hay còn gọi là lipid máu, là một thành phần thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sinh lý.

Tuy nhiên, khi nồng độ của một số loại chất béo trong máu, đặc biệt là cholesterol tăng hoặc giảm quá mức so với mức bình thường, tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ xảy ra.

Làm sao để biết được lượng mỡ trong máu

Rối loạn lipid máu thường sẽ không có dấu hiệu đặc trưng, tuy nhiên phần lớn các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường được phát hiện khi bắt đều có biến chứng đến các cơ quan khác.

Do đó, để chuẩn đoán được lượng mỡ trong máu một cách chính xác phải dựa trên các chỉ số sau:

  • Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol >2.58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1.03mmol/L (40mmol/L)

Trong đó:

  • LDL – cholesterol chính là nồng độ cholesterol xấu trong máu
  • HDL – cholesterol là nồng độ cholesterol tốt có trong máu
  • Triglyceride là lượng chất béo trung tính
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Rối loạn mỡ máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, là tình trạng rối loạn nồng độ các chất béo trong máu, bao gồm cholesterol và triglyceride.

Khi nồng độ cholesterol xấu (LDL) tăng cao hoặc cholesterol tốt (HDL) giảm thấp, hoặc triglyceride cao, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ sẽ tăng cao.

Có nhiều yếu tố góp phần dẫn đến rối loạn mỡ máu, tuy nhiên, chúng ta có thể phân thành hai nhóm chính:

Nhóm nguyên nhân thay đổi được

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol xấu (LDL) như: thịt mỡ, nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem,…
  • Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Ăn ít trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

Lối sống:

  • Lười vận động, ít tập thể dục.
  • Hút thuốc lá.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Ngủ không đủ giấc.

Béo phì: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn mỡ máu. Khi lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao, lượng cholesterol xấu (LDL) cũng sẽ tăng theo.

Nhóm nguyên nhân không thay đổi được

Tuổi tác và giới tính: Nguy cơ rối loạn mỡ máu tăng cao ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Sau mãn kinh, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do thay đổi nội tiết tố.

Di truyền: Nếu có bố mẹ, ông bà hoặc anh chị em bị rối loạn mỡ máu, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.

Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận, suy giáp,… cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Hiểu rõ nguyên nhân là chìa khóa để phòng ngừa và điều trị hiệu quả rối loạn mỡ máu.

Quan tâm: [Tổng hợp] 10 câu hỏi thường gặp về người thừa cân – béo phì

Mối liên quan mật thiết giữa béo phì và mỡ máu cao

Thông thường gan sẽ là bộ phận sản xuất ra cholesterol vừa đủ cho cơ thể.

Thế nhưng đối với những người béo phì, việc ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều nặng lương sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể và khiến gan hoạt động nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên không vận động cũng sẽ khiến lượng calo tích tụ trong cơ thể hình thành các mô mỡ và làm tăng lượng chất béo trung tính (Triglyceride).

Trên thực tế, những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng lượng chất béo trung tính trong máu, từ đó lượng cholesterol xấu cũng tăng dần đều và gây rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với béo ở mông và đùi.

Khi bạn tăng cân, lượng cholesterol xấu và triglyceride cũng sẽ bị đẩy lên nhanh chóng. Đó chính là lý do béo phì là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hoặc có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu.

Hậu quả nghiêm trọng khi mắc phải mỡ máu cao

Hậu quả của béo phì và nguy cơ mỡ máu
Hậu quả của béo phì và nguy cơ mỡ máu như thế nào

Mỡ máu cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với hệ tim mạch.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch:

  • Xơ vữa động mạch: Cholesterol xấu (LDL) tích tụ trong máu, bám vào thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông máu. Lâu dần, mảng xơ vữa có thể bong tróc, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
  • Bệnh tim mạch vành: Mạch máu tim bị thu hẹp do xơ vữa, khiến tim thiếu máu, dẫn đến các cơn đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh van tim: Mỡ máu cao có thể làm tổn thương các van tim, khiến van tim hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến hở van tim, hẹp van tim.

Cao huyết áp: Mỡ máu cao ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tim mạch, khiến huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Đột quỵ não: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, di chuyển đến não, gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.

Các bệnh lý nguy hiểm khác: Gan nhiễm mỡ, suy thận, sỏi mật,…

Quan tâm: [CẢNH BÁO] Giảm 20kg trong 2 tuần không an toàn cho sức khỏe

Cách để giảm lượng mỡ máu cao

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân.

Bởi vì một khi lượng mỡ trong cơ thể giảm, tức là các cholesterol xấu trong máu cũng sẽ được cải thiện, đông thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ,…

Cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân.

Vậy giảm cân như thế nào mới hiệu quả? Bạn cần cắt giảm năng lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và tăng cường vận động để đốt cháy lượng mỡ dư thừa bằng cách:

  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để hạn chế lượng calo nạp vào.
  • Bổ sung protein từ các loại thực phẩm: trứng, đậu, sữa, thịt ức gà,…
  • Cắt giảm tinh bột trắng và thay thế bằng gạo lứt, các loại ngũ cốc, khoai lang,…
  • Luyện tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội,….
Bên cạnh đó bạn tuyệt đối không được nhịn ăn để giảm cân mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn và dùng nhiều bữa trong ngày để cơ thể có đủ chất và khỏe hơn.
Kết luận:
Bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin về béo phì và nguy cơ mỡ máu. Hãy kiên trì mỗi ngày giảm thiểu lượng mỡ xấu trong máu, cải thiện sức khỏe và lấy lại cân nặng như mong muốn. Nhờ đó bạn sẽ cải thiện được cả béo phì và mỡ máu.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger