[Tổng hợp] 10 câu hỏi thường gặp về người thừa cân – béo phì

Đánh giá bài viết

Vấn đề thừa cân và béo phì đang trở thành mối quan ngại lớn, dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Viện thẩm mỹ Dongbang thảo luận những câu hỏi về người thừa cân – béo phì và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để kiểm soát cân nặng, duy trì sức khỏe tốt.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
câu hỏi thường gặp về người thừa cân – béo phì
Các câu hỏi thường gặp về người thừa cân – béo phì

Làm thế nào để nhận biết béo hay béo phì

Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì là điều cần thiết để có biện pháp kiểm soát sức khỏe hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp bạn xác định bản thân có đang ở mức cân nặng lý tưởng hay không:

  • Đo lượng mỡ dưới da
  • Đo tỷ trọng cơ thể
  • Tính phần trăm lượng mỡ trong cơ thể
  • Tính chỉ số BMI (Body Mass Index)

Dưới đây là công thức tính BMI:

BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

Kết quả BMI được đánh giá như sau:

  • Dưới 18,5: Thiếu cân
  • 18,5 – 22,9: Bình thường
  • 23 – 24,9: Thừa cân
  • 25 – 29,9: Béo phì mức độ 1
  • 30 – 34,9: Béo phì mức độ 2
  • Trên 35: Béo phì mức độ 3
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Người mũm mĩm có được xem là khỏe mạnh?

Theo các nghiên cứu, người có lượng mỡ thừa vượt mức quy định nhưng vẫn giữ được các chỉ số cơ thể an toàn và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể không đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả trường hợp béo phì đều giống nhau. Một số người mũm mĩm có thể sở hữu sức khỏe tốt do:

  • Thành phần cơ thể: Tỷ lệ mỡ và cơ bắp đóng vai trò quan trọng. Người có lượng mỡ cao nhưng tỷ lệ cơ bắp cao (ví dụ: vận động viên) có thể khỏe mạnh hơn người có lượng mỡ thấp nhưng ít vận động.
  • Chỉ số sức khỏe: Huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu ở mức bình thường là yếu tố then chốt. Nếu các chỉ số này nằm trong phạm vi an toàn, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác sẽ thấp hơn.
  • Lối sống: Chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Vóc dáng mũm mĩm không đồng nghĩa với sức khỏe kém. Nếu bạn có lượng mỡ thừa nhưng vẫn giữ được các chỉ số cơ thể an toàn, tập luyện thường xuyên và có lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần theo dõi sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe phù hợp.

Thế nào được gọi là béo không lành mạnh?

Béo không lành mạnh không chỉ giới hạn ở những người có thân hình mũm mĩm, mà còn bao gồm cả những người có lượng mỡ thừa tích tụ ở những vùng cơ thể cụ thể dù cân nặng ở mức bình thường.

Béo từng phần, hay còn gọi là béo cục bộ, thường gặp ở các vùng như:

  • Bắp tay: Mỡ thừa tập trung ở khuỷu tay, bắp tay trên và dưới.
  • Đùi: Mỡ thừa tích tụ ở đùi trong, đùi ngoài và bắp chân.
  • Bụng: Mỡ thừa tích tụ quanh rốn và vùng bụng dưới.
  • Mông: Mỡ thừa tập trung ở hai bên hông và mông.

Nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn:

  • Béo bụng: Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao,…
  • Béo tích tụ ở đùi: Gây áp lực lên khớp gối, ảnh hưởng đến khả năng vận động và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Béo bắp tay: Hạn chế cử động, gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng thẩm mỹ.

Nguyên nhân:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong việc phân bố mỡ thừa trong cơ thể.
  • Ngồi nhiều, ít vận động: Mỡ thừa dễ dàng tích tụ ở những vùng ít hoạt động.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ chiên rán,… là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì.
  • Căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất cortisol – hormone kích thích tích trữ mỡ bụng.

Giải pháp:

  • Chế độ ăn uống: Hạn chế calo, tăng cường chất xơ, protein và vitamin. Ưu tiên thực phẩm tươi sống, hạn chế chế biến sẵn.
  • Tập luyện: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, kết hợp các bài tập cardio và bài tập sức mạnh để đốt cháy calo và giảm mỡ thừa.
  • Massage: Massage các vùng có mỡ thừa giúp đánh tan mỡ, cải thiện lưu thông máu và săn chắc da.

Quan tâm: Những điều cần biết khi giảm cân cho tạng người endomorph nữ

Nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của thừa cân và béo phì là gì?

Thừa cân và béo phì là những vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến tình trạng này:

Các bệnh tim mạch:

  • Tăng huyết áp: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Tăng cholesterol: Mỡ trong máu (cholesterol) cao có thể hình thành mảng bám trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch vành: Mỡ tích tụ trong động mạch tim (xơ vữa động mạch) có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến đau tim.
  • Đột quỵ: Mỡ bám trong động mạch não có thể vỡ ra, gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến não, dẫn đến đột quỵ.

Tiểu đường loại 2:

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Khi tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến tiểu đường loại 2.

Một số loại ung thư:

Nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, ruột kết, thực quản, thận và ung thư nội mạc tử cung cao hơn ở người thừa cân, béo phì.

Béo có ảnh hưởng gì đến trí não?

câu hỏi về người thừa cân – béo phì
Người béo số chất xám và chất trắng ở não có ít hơn những người có số đo và cân nặng ổn định

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số cân nặng có ảnh hưởng lớn đến IQ.

Đối với người béo, số chất xám và chất trắng ở những khu vực chủ chốt của não có ít hơn những người có số đo và cân nặng ổn định.

Bởi thế người béo thường sẽ không sáng suốt khi lựa chọn thực phẩm và cân bằng các bữa ăn hằng ngày.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đã nhanh chóng bị phản bác bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Manitoba.

  • Đặc biệt là ở nghiên cứu này, những người có chỉ số BMI cao thực ra lại có lượng chất xám nhiều hơn người bình thường.
  • Thế nhưng quan sát mạng lưới cụ thể trong não thì lượng chất trắng lại kém hơn người có chỉ số ổn định.

Vẫn chưa có dẫn chứng cụ thể về việc thừa cân hoặc béo phì có ảnh hưởng gì đến não hay không.

Thế nhưng đối với những người béo không lạnh mạnh và béo khỏe béo đẹp, thì não bộ cũng có thể tạo ra những thay đổi khác nhau.

Quan tâm: Cảnh báo: Sức ảnh hưởng “khủng khiếp” của béo phì đối với cuộc sống

Cơ hội của một phụ nữ béo phì đạt được cân nặng bình thường là bao nhiêu %?

Theo WHO, có hơn 70% phụ nữ trên tuổi 30 hiện đang bị thừa cân và béo phì với cân nặng trung bình là 51kg.

Việt Nam xếp hạng thứ 4 từ dưới lên trong danh sách cân nặng toàn cầu, ít hơn mức trung bình gần 7kg.

  • Dựa vào số liệu của ngành dinh dưỡng thì tỷ lệ người thừa cân ở Việt Nam là 16,8% dân số, chủ yếu ở độ tuổi 25-64.
  • Các chỉ số cũng chứng minh được rằng tỉ lệ người thừa cân, béo phì có thể trở lại với cân nặng bình thường gần như rất thấp.

Nguyên nhân của tình trạng người béo phì không thể trở về số ký bình thường là bởi thói quen ăn các thức ăn giàu năng lượng và tiêu thụ đồ uống có đường của người béo phì nhiều hơn người bình thường.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Người béo có thể mặc đẹp?

Tuy rằng, những người có thân hình tròn trịa, mập mạp sẽ vô cùng khó khăn trong việc lựa chọn trang phục phù hợp, thế nhưng việc này không có nghĩa là bạn không được mặc đẹp.

Hãy khéo léo phối cho mình những kiểu đồ vừa có thể che được khuyết điểm lại vừa tôn được nét đẹp của riêng bạn mỗi khi ra đường bằng các nguyên tắc phối đồ sau:

  • Ưu tiên các màu trung tính;
  • Lựa chọn kích thước phù hợp;
  • Chọn họa tiết đơn giản;
  • Ưu tiên quần ống rộng;
  • Đầm thắt em là điểm nhấn.

Béo phì có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Thừa cân, béo phì chính là minh chứng cho việc bạn có một chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh kể cả nam và nữ:

  • Đối với nam giới, việc tích trữ nhiều mỡ sẽ làm tăng nồng độ hormone estradiol – một trong những hormon làm ức chế nội tiết tố sinh dục ở nam giới.
  • Bên cạnh đó, nam giới mắc phải béo phì thì lượng tinh trùng cũng sẽ bị giảm và gia tăng tình trạng rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vô cùng lớn.
  • Còn đối với nữ giới, béo phì sẽ làm cho các ức chế các chức năng của buồng trứng dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm, đa nang buồng trứng.
  • Ngoài ra, béo phì cũng sẽ khiến khả năng thụ thai của bạn giảm đi, giảm ham muốn dẫn đến vô sinh.

Béo phì có dễ dẫn đến ung thư không?

câu hỏi về người thừa cân – béo phì
Theo WHO hằng năm có đến 40% trong số đó bị thừa cân, béo phì

Theo tổ chức WHO, hằng năm có khoảng 1,7 triệu người chẩn đoán ung thư và 40% trong số đó bị thừa cân, béo phì.

Bên cạnh đó, thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh cho thấy, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra 18.1 ca ung thu mỗi năm. Lý giải cho việc này, các bác sĩ cho hay:

  • Khi trữ quá nhiều chất béo, những tín hiệu thông tin được truyền đi xung quanh cơ thể sẽ gây rối loạn và đây chính là nguồn gốc gây ra ung thư.
  • Bên cạnh đó, việc chứa quá nhiều mỡ sẽ thúc đẩy sản sinh insulin, gây ung thư đại tràng, thận,…

Lợi ích của người béo?

Tuy béo phì gây ra 1000 vấn đề khó khăn trên đời, thế nhưng không thể phủ nhận rằng có những việc chỉ có thể dành riêng cho những người béo:

  • Tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái;
  • Có ý thức tập luyện và chăm sóc sức khỏe tốt;
  • Dễ hòa đồng;
  • Sở hữu làn da bóng mịn, tươi trẻ
Kết luận: Bài viết trên đã gợi ý đến bạn 1 số câu hỏi về người thừa cân – béo phì bạn có thể tham khảo. Hãy bắt đầu với các bữa ăn cân đối đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và cố gắng bền bỉ. Bên cạnh đó, xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp cùng vận động hợp lý để cơ thể khỏe mạnh.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger