Bé béo phì thì phải làm sao? Bố mẹ cần làm gì để giảm cân cho con?

Đánh giá bài viết

Hiện nay, vấn đề thừa cân béo phì không chỉ gặp phải ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì. Vậy bé béo phì thì phải làm sao? Bố mẹ nên làm gì để giúp con giảm cân hiệu quả?

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
Bé béo phì thì phải làm sao?
Bé béo phì thì phải làm sao?

Thế nào là bệnh béo phì ở trẻ em?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng để ước tính lượng mỡ cơ thể của một người. Chính vì vậy, chúng ta có thể xác định 1 trẻ có thừa cân hay không dựa vào chỉ số BMI.

Việc tính toán chỉ số BMI của riêng bạn có thể phức tạp. Một cách dễ dàng hơn là sử dụng ứng dụng tính toán BMI có sẵn.

Trên biểu đồ BMI tiêu chuẩn, trẻ em từ 2 đến 19 tuổi sẽ thuộc một trong bốn loại:

  • Nhẹ cân: BMI dưới phân vị (percentile) 5.
  • Cân nặng bình thường: BMI từ phân vị 5 đến dưới phân vị 85.
  • Thừa cân: BMI từ phân vị 85 đến dưới phân vị 95.
  • Béo phì: BMI từ phân vị 95 trở lên.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, các bác sĩ sử dụng biểu đồ cân nặng theo chiều cao thay vì chỉ số BMI. Bất kỳ trẻ em nào dưới 2 tuổi có chỉ số BMI từ 95% trở lên; đều có thể bị coi là thừa cân.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ con

1. Chế độ ăn uống và lối sống

Hầu hết chế độ ăn uống hiện tại của các gia đình đều là những thực phẩm đã qua chế biến nhanh chóng và tiện lợi; từ thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo đến các bữa ăn chế biến và đóng gói sẵn.

Bởi chúng ta đều bận rộn đến mức có rất ít thời gian; để chuẩn bị bữa ăn lành mạnh hơn hoặc tập thể dục.

Không chỉ vậy, mỗi khẩu phần ăn đều có kích thước và năng lượng lớn hơn nhiều so với mức cần thiết của cơ thể.

Thêm vào đó, cuộc sống hiện đại ít vận động. Trẻ em dành nhiều thời gian chơi với các thiết bị điện tử hơn là những trò chơi ngoài trời. Trẻ xem TV hay điện thoại, máy tính bảng hơn 4 giờ mỗi ngày; có nhiều khả năng bị thừa cân hơn so với trẻ xem 2 giờ hoặc ít hơn.

2. Tập thể dục và hoạt động thể chất

Không chỉ có chế độ ăn uống không lành mạnh; hiện nay nhiều trẻ em còn không hoạt động thể chất đầy đủ.

Trẻ lớn và thanh thiếu niên nên tập thể dục với các bài tập ở mức từ trung bình đến mạnh khoảng 1 giờ mỗi ngày; bao gồm các bài tập cardio, những bài tập tăng cường cơ và xương. Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi nên tích cực hoạt động và chơi ngoài trời.

3. Di truyền học

Di truyền cũng có vai trò ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Các gen của chúng ta giúp xác định tạng người cũng như cách cơ thể lưu trữ và đốt cháy chất béo.

Tuy nhiên, chỉ mình yếu tố di truyền không thể tạo ra được cuộc khủng hoảng béo phì hiện nay.

Kết hợp yếu tố di truyền và thói quen từ thế hệ này sang thế hệ khác; khiến nhiều thành viên trong một gia đình có thể phải vật lộn với vấn đề cân nặng.

Những người trong cùng một gia đình có xu hướng ăn uống giống nhau; mức độ hoạt động thể chất và cách xử lý với tình trạng thừa cân giống nhau.

Khả năng thừa cân của trẻ sẽ tăng lên nếu cha hay mẹ; hoặc cả 2 đều thừa cân và béo phì.

Bố mẹ giải thích cho con hiểu nguy hiểm của việc béo phì

Bố mẹ nên giải thích cho con hiểu tác hại của béo phì đối với sức khỏe

Béo phì ở trẻ em cũng giống như với người lớn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và cholesterol cao…

Sức khỏe

  • Các vấn đề về xương khớp.
  • Khó thở khiến việc tập thể dục, thể thao hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn; hoặc khiến trẻ phát triển bệnh hen suyễn.
  • Ngủ không ngon giấc hoặc các vấn đề về hô hấp vào ban đêm; chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
  • Những đứa trẻ thừa cân có thể cao hơn và trưởng thành hơn về giới tính; so với các bạn cùng lứa tuổi. Những bé gái thừa cân có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về khả năng sinh sản khi trưởng thành.
  • Bệnh gan và túi mật.
  • Các yếu tố nguy cơ tim mạch (bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường) phát triển trong thời thơ ấu có thể dẫn đến bệnh tim, suy tim và đột quỵ khi trưởng thành. Ngăn ngừa hoặc điều trị thừa cân và béo phì ở trẻ em; có thể giúp bảo vệ chúng khỏi những vấn đề này khi chúng lớn lên.
  • Trẻ béo phì cũng có thể gặp các vấn đề về cảm xúc (chẳng hạn như tự ti) và có thể bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt hoặc xa lánh.

Sinh hoạt hàng ngày

  • Trẻ bị béo phì thường hay vụng về, chậm chạp, khả năng tư duy và học hỏi kém hơn và hay bị bạn bè trêu chọc dẫn đến trẻ bị tự ti về vóc dáng, dễ dẫn đến trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh của trẻ trong quá trình phát triển và trưởng thành.

Trẻ em cảm thấy không thoải mái về cân nặng của mình có thể có nguy cơ:

  • Ăn kiêng không lành mạnh và rối loạn ăn uống.
  • Phiền muộn.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Bố mẹ hãy làm bạn với con để giúp con hiểu được sự nghiêm trọng của việc dư thừa cân béo phì, từ đó trẻ hình thành và ý thức được việc ăn uống khoa học để giảm cân.

Quan tâm: [TỔNG HỢP] 14+ cách giảm cân cho người hấp thụ tốt

Động viên con áp dụng các phương pháp giảm cân phù hợp

Chế độ dinh dưỡng của người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau, chính vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ thực đơn giúp con giảm cân hiệu quả và đồng hành cùng con.

  • Hãy giúp trẻ hiểu việc ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn, đồ chiên xào, rán khiến cân nặng của con tăng nhanh như thế nào và đưa ra các sự lựa chọn thay thế, để bé có cảm thấy được lựa chọn mà không bị ép buộc.
  • Trẻ con thường rất lười ăn rau củ quả, nên bố mẹ cần ngồi lại phân tích kỹ mặt lợi hại của việc ăn nhiều rau xanh và củ quả tốt như thế nào đến việc giảm cân, cũng như sức khỏe của con, hãy ăn cùng con.
  • Rèn luyện cho con thói quen uống nước lọc thay cho đồ uống, ngọt đồ uống có ga bằng cách cha mẹ làm gương. Tuy nhiên, cũng không nên quá cực đoan, có thể đưa ra các lựa chọn 1 tuần cho con uống đồ uống mà con thích, để con có thể có động lực thực hiện tốt hơn.
  • Hãy vận động cùng con, tạo ra các cuộc thi về chạy hay chơi một bộ môn thể thao nào đó cùng con đừng để con ngồi mãi một chỗ làm bạn với mạng internet.

Những gợi ý duy trì cân nặng mạnh khỏe cho trẻ theo độ tuổi

Dưới đây là một số khuyến nghị giúp cha mẹ duy trì cân nặng lành mạnh cho con ở mọi lứa tuổi:

Sơ sinh đến 1 tuổi:

Bên cạnh nhiều lợi ích sức khỏe, cho con bú có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức.

Từ 1 đến 5 tuổi

Hãy sớm hình thành cho trẻ những thói quen tốt. Chẳng hạn như hình thành sở thích ăn uống lành mạnh cho trẻ; bằng cách cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra cha mẹ cũng nên khuyến khích xu hướng vận động của trẻ và giúp chúng phát triển các kỹ năng.

Từ 6 đến 12 tuổi

Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hàng ngày; như tham gia các lớp học thể thao hay đơn giản chỉ là một trận bóng đá trong giờ giải lao. Giữ cho con bạn năng động, các hoạt động hàng ngày như đi dạo cùng gia đình hay đến các khu vui chơi.

Hãy để con tìm hiểu nhiều hơn về các thực phẩm lành mạnh; chẳng hạn như cùng đi siêu thị hay cùng làm bữa trưa.

Từ 13 đến 18 tuổi

Hướng dẫn con bạn cách chuẩn bị các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh tại nhà. Khuyến khích họ đưa ra những lựa chọn lành mạnh kể cả khi ăn ở ngoài và vận động hàng ngày.

Mọi lứa tuổi

Cắt giảm thời gian xem TV, điện thoại, máy tính, trò chơi điện tử; không khuyến khích ăn khi xem màn hình (TV hoặc bất cứ thiết bị nào khác).

Bổ sung nhiều loại thực phẩm lành mạnh và các bữa ăn gia đình cùng nhau thường xuyên nhất có thể. Khuyến khích trẻ ăn sáng hàng ngày; bổ sung ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày; hạn chế đồ uống có đường.

Kết luận:

Con trẻ là đối tượng học hỏi rất nhanh nhưng cũng rất dễ bị tổn thương đặc biệt với những bạn đang gặp vấn đề dư cân và béo phì. Khi bé béo phì thì phải làm sao? Bố mẹ nên kiên nhẫn, đồng hành cùng con giảm cân, giúp con xây dựng nên một lối sống khoa học và lành mạnh trong quá trình lớn lên và trưởng thành của con.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger