12 Cách ăn uống khoa học bảo vệ sức khỏe hàng ngày
Ăn uống khoa học đóng vai trò rất lớn đối với cơ thể và tuổi thọ con người. Cùng DONGBANG tìm hiểu 12 Cách ăn uống khoa học bảo vệ sức khỏe hàng ngày.
Danh mục bài viết
- 1 12 Thói quen ăn uống khoa học
- 1.1 1. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- 1.2 2. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
- 1.3 3. Hạn chế tối đa lượng muối nạp vào cơ thể
- 1.4 4. Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể
- 1.5 5. Kiểm soát lượng chất béo nạp vào
- 1.6 6. Ăn nhiều rau tươi, trái cây
- 1.7 7. Uống đủ nước mỗi ngày
- 1.8 8. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 1.9 9. Hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc
- 1.10 10. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
- 1.11 11. Chia nhỏ bữa ăn
- 1.12 12. Không bỏ bữa sáng
12 Thói quen ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học không chỉ mang lại sức khỏe thể chất tốt mà còn cải thiện tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Tổ chức y tế thế giới – WHO cho rằng 80% bệnh mãn tính có thể phòng ngừa được nhờ thay đổi thói quen ăn uống của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn uống khoa học giúp cơ thể con người giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
1. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Bất kể bạn có tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sở thích hay tình trạng sức khỏe như thế nào thì việc tuân thủ các nguyên tắc trong chế độ ăn uống khoa học là yếu tố “then chốt” để duy trì sức khỏe.
Việc đảm bảo cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn cải thiện hiệu suất công việc, khả năng tập trung và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Một chế độ ăn đa dạng và cân bằng sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mọi lứa tuổi và điều kiện sức khỏe.
2. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Đối với một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần bao gồm bốn nhóm chất dinh dưỡng chính như sau:
- Carbohydrate: Cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể có trong gạo, ngô, lúc mì, khoai tây…..
- Protein: Protein có trong thực vật như cá, thịt, trứng hay thực vậy như ngũ cốc, hạt, đậu…
- Chất béo hỗ trợ hấp thụ các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) có trong dầu thực vật, mỡ động vật
- Vitamin và khoáng chất: Có trong trái cây, rau xanh và nhiều loại củ.
Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo bạn có đủ 3 bữa ăn chính trong ngày và có thể bổ sung thêm 1 đến 2 bữa ăn nhẹ tùy theo nhu cầu của cơ thể. Không bỏ bữa sáng và tránh ăn quá nhiều vào bữa tối để duy trì sức khỏe tốt nhất.
3. Hạn chế tối đa lượng muối nạp vào cơ thể
Việc hạn chế muối nên được áp dụng tới mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người lớn đặc biệt đối với người lớn tuổi. Khi nạp lượng muối cao vào cơ thể thường xuyên bạn rất dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Mặc dù muối là thành phần thiết yêu nhưng bạn nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Trung bình cần 6 – 8g muối đối với người trưởng thành
Chỉ cần 0,3 – 2,3g / ngày đối với trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi. Các bé nhỏ hơn không cần thêm muối vào đồ ăn của trẻ để tránh các bệnh về thận và thói quen ăn uống trong tương lai.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm như dưa muối, nước mắm, mắm tôm, mắm thịt, cá khô, gà khô, mực khô và các sản phẩm đóng hộp. Muối có trong những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe.
4. Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể
Béo phì, tiểu đường và bệnh tim và giảm chức năng miễn dịch là những bệnh lý liên quan đến việc bạn nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể.
Ở trong nước ngọt, nước có ga hay đồ ăn nhanh có lượng đường rất cao, bạn nên hạn chế những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
5. Kiểm soát lượng chất béo nạp vào
Tương tự như đường, chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, lượng chất béo nạp vào cần được kiểm soát và chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ khoảng 600g chất béo mỗi tháng.
Để đảm bảo tuân thủ các cách ăn uống khoa học mà vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng, bạn nên tiêu thụ chất béo ở mức độ vừa phải. Cụ thể, hãy ưu tiên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật trong chế độ ăn hàng ngày và hạn chế tiêu thụ chất béo có nguồn gốc động vật. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể tránh được các vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, ..
6. Ăn nhiều rau tươi, trái cây
Theo báo cáo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2015 – 2020 kết luận rằng chế độ ăn thực vật là tốt nhất cho sức khỏe con người. Rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm hơn 75% trong bữa ăn của bạn.
Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn khoa học là bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, có lợi cho tiêu hóa, giải độc, đào thải chất thải hiệu quả. Đặc biệt, rau lá xanh, trái cây màu vàng, củ có chứa beta-carotene có tác dụng chống ung thư, giúp phòng ngừa bệnh tật.
7. Uống đủ nước mỗi ngày
70% cơ thể chúng ta là nước. Bởi vậy nước cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cải thiện sự tỉnh táo, tăng lưu thông máu, ngăn ngừa táo bón và giữ ẩm cho làn da.
Do đó, bạn cần đảm bảo uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Lưu ý: Bạn nên chia lượng nước uống vào thành nhiều khoảng thời gian trong ngày. Tránh uống quá nhiều nước cùng một lúc để tránh gây áp lực lên thận.
8. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong ăn uống khoa học đó chính là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các thực phẩm chế biến và bảo quản không đúng cách có thể gây mất vệ sinh, ngộ độc và tiềm tàng các bệnh nguy hiểm khác.
Do đó, bạn hãy sử dụng các thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Chú ý đến quá trình nấu nướng và bảo quản. Đặc biệt, trước khi chế biến nấu ăn hãy duy trì thói quen rửa tay diệt khuẩn.
9. Hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc
Thuộc lá và rượu bia là khắc tinh đối với sức khỏe. Bạn hãy tránh xa các chất kích thích có hại này, thay vào đó dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục và chơi thể thao đem lại sức khỏe tốt và tinh thần vui vẻ hơn.
10. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
Trong thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều chất béo bão hòa, muối và đường. Đây là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ các bệnh về tim mạch, béo phì hay tiểu đường. Bên cạnh đó điều này còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích, mì ăn liền, bánh kẹo đóng gói thường chứa các chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, không cung cấp nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần.
Nên ưu tiên thực phẩm tươi sống, giàu chất dinh dưỡng như rau củ quả, thịt cá tươi, và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
11. Chia nhỏ bữa ăn
Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cơ thể duy trì mức năng lượng ổn định, tránh cảm giác đói quá mức dẫn đến ăn quá nhiều trong bữa chính.
Ăn thường xuyên với lượng vừa phải giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện quá trình trao đổi chất, và giảm nguy cơ tích tụ mỡ.
Các bữa ăn nhỏ cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu, tránh những cơn hạ đường huyết, đặc biệt tốt cho người có tiền sử tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
12. Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng có vai trò quan trọng nhất trong ngày vì sau giấc ngủ dài, cơ thể cần được cung cấp năng lượng để khởi động quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hoạt động của não bộ, cơ bắp.
Bỏ bữa sáng có thể làm giảm năng lượng, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất làm việc trong ngày. Ngoài ra, bỏ bữa sáng còn làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều vào các bữa khác, dẫn đến tăng cân.
Bữa sáng nên bao gồm carbohydrate phức tạp, protein và chất béo lành mạnh. Tránh các bữa sáng quá giàu đường như bánh ngọt, đồ uống có đường vì chúng sẽ gây tăng đường huyết đột ngột và sụt giảm năng lượng nhanh chóng sau đó.
Ví dụ: bột yến mạch với sữa chua, trứng luộc với bánh mì ngũ cốc, hoặc sinh tố trái cây với hạt chia.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cách ăn uống khoa học mà DONGBANG giới thiệu. Hãy chia sẻ nó với gia đình và bạn bè bạn nhé!