Béo phì: Tổng quan, nguyên nhân, nhận biết, nguy cơ, điều trị và phòng ngừa

Đánh giá bài viết

Béo phì là một bệnh lý do sự mất cân bằng tỷ lệ mỡ – cơ – xương và có mối quan hệ mật thiết với rất nhiều bệnh trạng khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh béo phì khó có thể điều trị và kiểm soát chỉ bằng ăn kiêng. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân như: Thói quen ăn uống – sinh hoạt hàng ngày, gen di truyền, mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể,…

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng bệnh lý mà lượng mỡ thừa trong cơ thể tích tụ quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một người được coi là béo phì khi chỉ số BMI (body mass index) trên 30.

béo phì

Chỉ số BMI cho người Việt và các nước Đông Nam Á có thể thấp hơn nhưng không đáng kể. Béo phì có thể gây ra các bệnh lý và tình trạng khác nhau, đặc biệt là: tim mạch, tiểu đường, khó thở, mất ngủ, xương khớp…

Điều đáng lo ngại là tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Không chỉ ở người trường thành mà bệnh béo phì ở trẻ em cũng tăng dần. Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì? Đầu tiên hãy đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì.

Nguyên nhân béo phì

Béo phì thường do ăn quá nhiều và vận động quá ít. Nếu bạn tiêu thụ nhiều năng lượng. Đặc biệt là chất béo và đường. Nhưng không đốt cháy năng lượng thông qua tập thể dục và hoạt động thể chất. Phần lớn năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ.

Ngoài ra còn có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đôi khi có thể góp phần làm tăng cân. Chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), mặc dù những loại tình trạng này thường không gây ra vấn đề về cân nặng nếu chúng được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc.

Cách nhận biết dấu hiệu béo phì

Nhận biết thông qua chỉ số BMI

Dấu hiệu béo phì dễ nhận thấy nhất là lượng mỡ thừa trong cơ thể và thường được đo bằng chỉ số BMI. Một người có chỉ số khối cơ thể từ 25 – 30 trở lên cho thấy người đó bị béo phì. Tuy nhiên, người có chỉ số BMI từ 25 đến 30 chỉ coi là thừa cân nếu có tỷ lệ cơ cao.

Tuy nhiên, các phép tính BMI tiêu chuẩn có thể đo lường không chính xác đối với những người dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai.

Nhận biết thông qua tỷ lệ mỡ của cơ thể

Tỷ lệ mỡ của nam và nữ cũng được tính hoàn toàn khác nhau. Dựa trên tỷ lệ mỡ của cơ thể mà xác định người đó có bị béo phì hay không như sau:

  • Đối với nam thì tỷ lệ mỡ từ 6% – 24% trên toàn cơ thể được xem là chấp nhận được. Nhưng nếu tỷ lệ mỡ ở nam giới nhiều hơn 25% thì người đó đang bị bệnh.
  • Đối với nữ thì tỷ lệ mỡ từ 14% – 31% trên toàn cơ thể được xem là chấp nhận được. Nhưng nếu tỷ lệ mỡ ở nữ giới vượt mức 32% thì người đó đang bị béo phì

Những nguy cơ béo phì

  • Bệnh tiểu đường loại 2: Đây là một căn bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao. Cứ 10 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì có đến 8 người bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Cao huyết áp: Là tình trạng máu chảy qua các mạch máu của với một áp lực lớn hơn bình thường. Người bị cao huyết áp có thể bị căng tim, vỡ mạch máu và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thận và tử vong. Hầu hết người người mắc bệnh béo phì đều có triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
  • Bệnh tim mạch: Do huyết áp cao, lượng mỡ và lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị béo phì.
  • Đột quỵ: Là tình trạng nguồn cung cấp máu đến não đột ngột bị cắt do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu trong não.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ. Là một nguy cơ mà những người bị béo phải đối mặt. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây ra tình trạng tổn thương gan, xơ gan, men gan cao. Thậm chí là suy gan.
  • Tiểu đường thai kỳ: Quá trình mang thai, thai phụ bị thừa cân và béo phì gây ra trình trạng tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao khi mang thai. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và bé.

Quan tâm: 11 Nguy cơ tiềm ẩn của béo phì có thể bạn chưa biết!

Cách cải thiện tình trạng béo phì

Các phương pháp tại nhà

  • Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như vóc dáng. Đây là một phương pháp nên áp dụng lâu dài và rất được khuyến khích.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Bạn cần loại bỏ các thói quen xấu và lập lại trật tự cho cơ thể của bạn. Thích nghi với những thói quen mới lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
  • Luôn kiểm soát cân nặng của cơ thể. Đây là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình giảm béo và điều trị béo phì. Khí bắt đầu hành trình giảm béo bạn cần thường xuyên ghi chép lại cân nặng của bản thân để nắm bắt tình trạng của cơ thể tốt hơn.
  • Tham khảo các chế độ ăn kiêng. Một số chế độ ăn kiêng phổ biến hiện nay có thể tham khảo. Bao gồm nhịn ăn ngắt quãng, eatclean, paleo, ăn thuần chay, low carbs,…

Các phương pháp can thiệp phẫu thuật

  • Phẫu thuật giảm mỡ (có spa, hút mỡ,) là liệu pháp được can thiệp bởi bác sĩ. Với phương pháp này bác sĩ sẽ có hai cách để loại bỏ hẳn phần mô mỡ bị dư thừa trên người bị béo phì.
  • Phương pháp đại phẫu (cắt mô mỡ). Bác sĩ sẽ có tác động gây mê cho bệnh nhân béo phì. Sau đó cắt đi phần mô mỡ với trọng lượng phù hợp cho mỗi lần phẫu thuật và phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.
  • Phẫu thuật cắt dạ dày. Là phương pháp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Với mục đích là để điều trị cho các trường hợp mắc ung thư và béo phì. Gồm có 4 loại chính: Cắt tạo hình dạ dày hình ống (Gastric Sleeve), nối tắt dạ dày (Gastric Bypass), chuyển dòng mật tụy (Duodenal Switch) và thắt đai dạ dày (Lap Band).

Phòng ngừa thừa cân béo phì

Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh thì quan điểm này rất phù hợp với căn bệnh béo phì. Để tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì bạn nên áp dụng những điều sau:

  • Áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa lượng calo nạp vào và tiêu hao hàng ngày.
  • Thường xuyên cân đo các chỉ số của cơ thể. Để nắm chắc các chỉ số cũng như tỷ lệ mỡ luôn ở mức an toàn và ổn định.
  • Có một chế độ tập luyện phù hợp. Để tăng quá trình trao đổi chất và chuyển hóa chất trong cơ thể.
  • Uống nhiều nước và nạp đủ kali để đảm bảo điện giải trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Lượng nước trung bình cho một người trưởng thành là 2,5l – 3l ho một ngày.
  • Bạn cần có những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Để giúp tinh thần thư giãn và tránh trình trạng căng thẳng, trầm cảm. Việc luôn giữ cho tinh thần vui vẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì sức khỏe, cân nặng, ngoại hình.

Kết luận

Béo phì đã và đang là 1 căn bệnh nguy hiểm. Nó cũng là tiền tố của nhiều bệnh khác như tim mạch, mỡ máu, tiểu đường… Đặc biệt nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác nhau, làm nó trở lên trầm trọng hơn như gout… Hãy cảnh giác và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về béo phì để có 1 cơ thể khỏe mạnh.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger