Ăn mít có giảm cân không? Cách ăn mít đúng không lo béo
Với hương vị ngọt ngào, ngon miệng chắc hẳn nhiều người đặt ra câu hỏi “ăn mít có giảm cân không?” Hãy ngược lại gây tăng cân. Hãy cùng Viện thẩm mỹ Dongbang đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
Danh mục bài viết
Dinh dưỡng trong mít
Mít là một loại trái cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới, rất quen thuộc tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cây mít có nguồn gốc từ Ấn Độ. Có 3 loại mít, mít thái, mít mật và mít dai. Mít mật có vị ngọt, mềm và nhầy. Mít dai ăn giòn nhưng vị ngọt thanh.
Theo trang thông tin dinh dưỡng nutritiondata mít chứa lượng calo vừa phải, mỗi khẩu phần 165g chỉ cung cấp 155 calo. Khoảng 92% lượng calo đến từ carbohydrate, phần calo còn lại đến từ protein và chất béo.
Theo ước tính, một khẩu phần mít 165g chứa:
- Lượng calo: 155
- Carbohydrate: 40 gram
- Protein: 3 gram
- Chất xơ: 3gram
- Vitamin A: 10%
- Vitamin C: 18%
- Magie: 15%
- Riboflavin: 11%
- Kali: 14%
- Manga: 16%
- Đồng: 15%
Bên cạnh đó, mít cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn chuối, mơ, táo và bơ. Đặc biệt có lượng chất xơ khá lớn.
Các carotenoid chính là các sắc tố tạo nên màu vàng khi mít chín, thành phần này rất giàu vitamin A, chất chống oxy hóa.
Carotenoid giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại. Mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim cũng như các bệnh liên quan đến mắt, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Ăn mít có giảm cân không?
Mít là loại trái cây có vị ngọt tự nhiên cao cùng chất xơ dồi dào và không có chất béo, nên chúng giúp tạo cảm giác no lâu hơn. Đồng thời vitamin có trong mít giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Do đó, ăn mít đúng cách sẽ không gây béo mà đồng thời còn hỗ trợ giảm cân.
Lượng chất xơ trong mít khá cao, khoảng 3 gram trong 165g mít. Lượng chất xơ hấp thụ nước và trương lên trong dạ dày, từ đó giúp no lâu hơn và ngăn chặn cơn đói. Điều này làm giảm lượng carb tổng thể và giúp giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, mít cũng chứa lượng protein cao, protein làm giảm hormone gây đói ghrelin và tăng peptide YY – một loại hormone gây no. Điều này giúp bạn hạn chế được lượng calo nạp vào hàng ngày.
Đặc biệt, trong mít hầu như không chứa chất béo cũng như chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa. Do vậy, mít được coi là thực phẩm tốt cho tim mạch.
Lợi ích của mít đối với sức khỏe
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mít có chỉ số đường huyết (GI) được cho là khá thấp, GI – thước đo nồng độ tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm. GI trong mít thấp được chứng minh là do lượng chất xơ cao, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Trong mít cũng chứa một số protein giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu sau bữa ăn. Theo một nghiên cứu từ Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ, những người tiêu thụ chiết xuất từ mít được cải thiện lượng đường đáng kể sau khi ăn.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa flavonoid có trong mít cũng có khả năng cân bằng lượng đường trong máu.
Tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật
Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, bảo vệ bạn khỏi stress oxy hóa và các tình trạng viêm gây ra bởi các gốc tự do.
Các chất chống oxy hóa trong mít bao gồm:
- Vitamin C: Ngăn ngừa viêm nhiễm tránh các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
- Carotenoid: Có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường hay bệnh tim.
- Flavanone: Có đặc tính chống viêm làm hạ đường huyết, huyết áp và mức cholesterol ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch, tim mạch
Mít rất giàu vitamin A và C giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật, ăn loại quả này cũng rất có ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi rút.
Bên cạnh đó, mít cũng cung cấp một số chất chống oxy hóa như vitamin C cải thiện sức khỏe lão hóa, cải thiện sức khỏe làn da và làm chậm lão hóa làn da của bạn.
Mít cũng có khả năng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do chứa kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa.
Theo một thông tin được công bố từ trang ncbi – Hoa Kỳ, những chiết xuất từ mít được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ và Sri Lanka để điều trị bệnh hen suyễn, tiêu chảy và loét dạ dày.
Cách ăn mít đúng không lo béo, không bị nóng
Mặc dù mít là loại trái cây nhiều đường, đối với người có làn da mụn, vào những ngày nắng nóng nếu bạn ăn nhiều mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên mụn nhọt.
Nếu bạn muốn ăn mít không bị nóng, nên ăn mít ở mức độ vừa phải, không ăn quá nhiều để kiểm soát da tránh bị nóng và mụn.
Lưu ý khi ăn mít không lo béo:
- Không ăn mít khi bụng rỗng tránh khó tiêu, chỉ ăn sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
- Không ăn mít vào ban đêm, khi ăn cần nhai kỹ và ăn với lượng vừa phải.
- Nếu mắc bệnh mãn tính chỉ cần ăn 3 – 4 múi mít là vừa đủ, nên ăn kèm mít cùng các loại trái cây khác tăng cường hấp thụ vitamin.
- Uống nước và ăn thêm rau củ để ăn mít không bị nhiệt, nóng và nổi mụn.
Một số câu hỏi thường gặp
Mít bao nhiêu calo?
Mít là loại quả nhiệt đới cung cấp lượng calo thấp chỉ 155 calo trên 165g. Đây là lượng calo trung bình so với các loại trái cây khác.
Ngoài ra, mít cũng chứa một lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D….
Ăn mít có nóng không?
Theo quan niệm Đông y, các loại trái cây được chia theo 4 thuộc tính: lạnh – mát – ấm – nóng. Trong đó, những loại trái cây có tính nóng sẽ tạo nên cảm giác bốc hỏa bên trong cơ thể.
Do đó, mít được xếp vào tính ấm, khi ăn mít sẽ tăng sinh nhiệt làm ấm cơ thể và chỉ gây nóng nếu ăn quá nhiều.
Kết luận
Qua bài viết trên, Viện thẩm mỹ Dongbang đã giải đáp thắc mắc cho bạn “ăn mít có giảm cân không”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của mít và cách ăn loại trái cây này một cách khoa học để vừa thưởng thức hương vị thơm ngon vừa hỗ trợ duy trì vóc dáng. Hãy luôn cân nhắc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để đạt được mục tiêu sức khỏe mà bạn mong muốn!