Uống trà gì để hạ huyết áp? Top 12 loại trà bác sĩ khuyên dùng

Đánh giá bài viết

Trà được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy uống trà gì để hạ huyết áp? Hãy cùng Viện thẩm mỹ Dongbang tìm ra 12 loại trà bác sĩ khuyên dùng trong bài viết dưới đây!

Đánh giá bài viết

Bạn có nên uống trà để hạ huyết áp không?

Flavonoid trong trà có tác dụng làm giảm huyết áp
Flavonoid trong trà có tác dụng làm giảm huyết áp

Một số loại trà rất tốt cho tim mạch và kiểm soát huyết áp chẳng hạn như trà hoa dâm bụt, trà hoa cúc hay trà xanh. 

Chất Flavonoid có trong trà có tác dụng chống oxy hóa, giảm huyết áp và giãn mạch làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. 

Theo các chuyên gia trên trang Sức khỏe và đời sống, Flavonoid rất cần thiết cho các hoạt động của tế bào trong các cơ quan cơ thể. 

Một nghiên cứu năm 2019 đã chứng minh rằng các thành phần hoạt tính trong trà giúp làm giãn mạch máu, cải thiện các chức năng động mạch, giảm viêm và điều chỉnh huyết áp. 

Một nghiên cứu khác có thấy việc uống trà thường xuyên giảm tới 3,53 mmHg huyết áp tâm thu và 0,99 mmHg huyết áp tâm trương. 

Uống trà trong thời gian càng lâu thì mức giảm huyết áp càng cao. Trong đó có một số loại trà có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt như trà xanh hay trà đen. 

Ngoài ra, trà còn là thức uống thư giãn, làm giảm căng thẳng. Căng thẳng cũng là một yếu tố lớn gây nguy cơ dẫn đến cao huyết áp.  

Top 12 loại trà bác sĩ khuyên dùng giúp hạ huyết áp

Trà hoa cúc giúp hạ huyết áp

Trà hoa cúc có đặc tính hàn, hương vị thanh
Trà hoa cúc có đặc tính hàn, hương vị thanh

Trà hoa cúc được làm từ lá hoa cúc khô có đặc tính hàn, làm thanh mát cơ thể và có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, an thần và hỗ trợ huyết áp. Trong loại trà này chứa nhiều hợp chất có lợi như terpenoid, flavonoid hay coumarin góp phần tạo nên đặc tính trị liệu cao huyết áp. 

Theo nghiên cứu năm 2020 về ứng dụng trị liệu của hoa cúc kết luận rằng, trà hoa cúc nổi bật trong công dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và có tác dụng chống ung thư tiềm tàng. 

Trà quả táo gai

Trà quả táo gai có vị hơi ngọt và chua rất tốt cho tim mạch
Trà quả táo gai có vị hơi ngọt và chua rất tốt cho tim mạch

Trà quả táo gai được làm từ quả của cây táo gai có vị hơi ngọt và chua. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng loại trà này trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chúng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và đặc biệt làm giảm huyết áp. 

Trong trà táo gai chứa nhiều flavonoid và vitamin C giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện lưu thông máu. 

Một nghiên cứu năm 2020 chứng minh về 4 thử nghiệm về chế phẩm từ táo gai, nghiên cứu này nhận định rằng các chế phẩm từ táo gai này sử dụng liên tục ít nhất trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nhẹ. 

Mặc dù nghiên cứu không thực hiện cụ thể trên món trà táo gai, nhưng các hợp chất có lợi trong loại trà này góp phần tạo nên các tác dụng có lợi cho sức khỏe bên trên. 

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Trà lá ô liu

Trà lá oliu có tác dụng chống viêm và oxy hóa
Trà lá oliu có tác dụng chống viêm và oxy hóa

Trà lá ô liu được làm từ lá cây ô liu, chúng có hương vị thảo mộc nhẹ nhàng. Loại trà này chứa nhiều hợp chất có lợi như oleuropein hydroxytyrosol được cho là có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng việc thúc đẩy sự giãn nở của mạch máu. 

Trà lá ô liu có tính chống viêmoxy hóa cao giúp bảo vệ tim mạch, giảm huyết áp. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 tách trà lá ô liu giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng huyết áp cao và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. 

Trong một nghiên cứu năm 2017 tại researchgate với sự tham gia của 31 người. Trong đó, những người này sử dụng trà lá ô liu liên tục trong 28 tuần với 5g lá khô và xay với 250ml nước ấm mỗi ngày.  Kết quả sau 28 tuần những người này giảm mức độ huyết áp tâm thu và tâm trương đáng kể. 

Ngoài ra, sau khi kết thúc nghiên cứu này với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao chỉ số huyết áp về mức chuẩn. 

Trà xanh

Trà xanh làm giảm 10% tỷ lệ người tử vong khi mắc bệnh huyết áp cao
Trà xanh làm giảm 10% tỷ lệ người tử vong khi mắc bệnh huyết áp cao

Trà xanh, một thức uống thơm ngon phổ biến được làm từ lá chè rất tốt đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp. Trong trà xanh chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là catechin, đặc biệt kể đến epigallocatechin gallate EGCG có liên quan nhiều đến việc cải thiện cao huyết áp. 

Theo một nghiên cứu về trà xanh với sự tham gia của 76.000 người ở Tây Nam Trung Quốc cho thấy việc tiêu thụ trà xanh nói chung, không tính theo thời gian bao lâu đều cho ra kết quả tốt trong việc làm giảm huyết áp. 

Ngoài ra, việc mỗi ngày uống 1 cốc trà xanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh này giảm tới 10%. Tuy nhiên, trong trà xanh cũng chứa lượng caffeine khá lớn, chúng có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. 

Vì vậy,  bạn không nên uống quá 6 cốc trà xanh mỗi ngày đặc biệt phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng trà xanh.

Trà hoa dâm bụt giúp hạ huyết áp

Trà hoa dâm bụt có tác dụng làm giảm huyết áp
Trà hoa dâm bụt có tác dụng làm giảm huyết áp

Trà hoa dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô, có màu đỏ tươi và vị chua nhẹ, dễ chịu. 

Trong trà dâm bụt chứa các hợp chất bao gồm anthocyanin polyphenol giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. 

Bên cạnh đó, trà dâm bụt chứa axit từ trái cây làm tăng khả năng tiêu hóa cũng như giảm huyết áp, giảm đường và giảm chất béo trong máu. Chúng nó khả năng kháng viêm, giảm sưng và có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh. 

Việc uống trà dâm bụt mỗi ngày an toàn nếu dùng không quá 720ml và không liên tiếp quá 6 tuần. Một số tác dụng phụ khi uống trà dâm bụt có thể xảy ra như khó chịu ở dạ dày, táo bón hoặc đầy hơi. 

Một nghiên cứu năm 2019 đến từ Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ ncbi đã chứng minh được rằng việc uống trà dâm bụt có tác dụng hạ huyết áp.

Ngoài ra, người đang mang thai, cho con bú hay trẻ em dưới 12 tuổi có thể gặp những rủi ro không đáng có nếu sử dụng trà hoa dâm bụt. Vì vậy, nếu bạn thuộc những đối tượng này có thể tránh uống trà hoa dâm bụt và tìm kiếm những loại trà khác có mức độ ăn toàn cao hơn.

Trà độc trung giúp hạ huyết áp

Trà độc trung là một loại trà thảo dược nổi tiếng với công dụng giúp ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Với thành phần chính là các loại thảo mộc tự nhiên như táo đỏ, cam thảo, hoa cúc và một số loại cây cỏ khác, trà độc trung mang đến nhiều lợi ích cho người có huyết áp cao. Những thảo dược này không chỉ bổ dưỡng mà còn an toàn, ít gây tác dụng phụ, nên được nhiều người tin dùng như một biện pháp hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên.

Trà độc trung có tác dụng thư giãn thần kinh và giảm căng thẳng, điều này đặc biệt hữu ích đối với người có huyết áp cao do căng thẳng, lo âu. Khi cơ thể được thư giãn, nhịp tim và huyết áp có xu hướng hạ xuống, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, việc sử dụng trà độc trung thường xuyên có thể giúp giảm stress, hỗ trợ giấc ngủ từ đó tác động gián tiếp đến việc điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.

Thành phần của trà độc trung như cam thảo và hoa cúc có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Khi máu được lưu thông tốt, áp lực lên thành mạch giảm đi, giúp huyết áp duy trì ở mức ổn định. Việc uống trà độc trung đều đặn giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và các bệnh lý liên quan đến cao huyết áp.

Trà độc trung còn được xem là một giải pháp tự nhiên giúp cải thiện chức năng tim mạch. Các dược chất trong trà có tác dụng bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và ngăn ngừa các vấn đề về tim. Với khả năng ổn định huyết áp và cải thiện chức năng tuần hoàn, trà độc trung không chỉ là thức uống bổ dưỡng mà còn là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt với người cao tuổi hoặc những ai có tiền sử bệnh lý về huyết áp.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Trà Phổ Nhĩ

Trà phổ nhĩ làm chặn oxy hóa cholesterol
Trà phổ nhĩ làm chặn oxy hóa cholesterol

Trà phổ nhĩ được chiết xuất từ cây Camellia sinensis. Đây là một loại cây được sử dụng phổ biến trong các loại trà xanh, trà đen và trà oolong. 

Trà phổ nhĩ rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol, giảm mức cholesterol xấu LDL. Đồng thời làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch. 

Loại trà này cũng có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông máu tốt hơn. Điều này làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và huyết áp cao. 

Ngoài ra, việc uống trà phổ nhĩ giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng nhờ vào các hợp chất có tác dụng thư giãn. L – theanine là một amino acid có trong trà được biết đến với khả năng thúc đẩy cảm giác thư giãn mà không gây buồn ngủ. 

Trà lá sen

Trà lá sen hỗ trợ hạ huyết áp và các vấn đề về tim mạch
Trà lá sen hỗ trợ hạ huyết áp và các vấn đề về tim mạch

Sen là quốc hoa của Việt Nam không chỉ vì vẻ đẹp cao quý mà chúng còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trong đó lá sen khô, chúng gắn bó với người dân trong nhiều hoạt động thường ngày.

Nhưng ít ai biết rằng, lá sen làm trà có công dụng tuyệt vời trong việc giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và phòng tránh các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Lá sen cung cấp cho cơ thể tới 15 alcaloid trong đó có nuciferin là chất chính. Ngoài ra, chúng còn có acid hữu cơ, vitamin C và tanin

Theo đông y, lá sen có vị đắng, vào can tỳ vị và tính bình giúp an thần, hạ huyết áp, lợi thấp, thanh thử, chỉ huyết và tán ứ. 

Trà sắn dây giúp hạ huyết áp

Trà sắn dây giúp hạ huyết áp
Trà sắn dây giúp hạ huyết áp

Trà sắn dây có hương vị ngọt, thanh mát. Loại trà này có tính mát được sử dụng làm thức uống giải nhiệt mùa hè. 

Trong Đông y, sử dụng trà sắn dây được nhiều thầy thuốc áp dụng để làm giảm cao huyết áp. Trong trà sắn dây chứa thành phần Puerarin cùng với một số hoạt chất có gốc Aglycon. Đối với người đang mắc bệnh huyết áp cao, việc sử dụng sắn dây làm kiểm soát huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột. 

Trà Gynostemma pentaphyllum

Trà Gynostemma pentaphyllum - trà giảo cổ lam
Trà Gynostemma pentaphyllum – trà giảo cổ lam

Trà Gynostemma pentaphyllum được gọi với cái tên quen thuộc là giảo cổ lam, loại cây này thuộc họ bầu bí. Loại cây này có khả năng điều chỉnh huyết áp nhờ chứa gypenoside là một chất ức chế các enzyme liên quan đến việc phá hủy tế bào.

Cơ chế trong trà giảo cổ lam giúp bảo vệ tế bào cơ tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, giảm co thắt mạch vành và chống rối loạn nhịp tim. Các hoạt chất có trong cây giảo cổ lam giúp góp phần làm giãn mạch máu ngoại vi đồng thời làm tăng cường khả năng co bóp dẫn đến cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp hiệu quả. 

Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có những lợi ích làm giải quyết các nguyên nhân gây nên chứng cao huyết áp. Hàm lượng saponin trong giảo cổ lam dồi dào, thậm chí cao gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm, chúng đóng vai trò quan trọng trong các tác dụng chữa bệnh này. 

Các saponin có trong giảo cổ lam hỗ trợ làm giảm cholesterol và axit béo có hại đến tim mạch. Hơn nữa, các hoạt chất này giúp tăng cường hoạt động của lipoprotein lipase là một loại enzym giúp loại bỏ khiếm khuyết trên thành mạch máu, từ đó giúp lưu thông máu thuận lợi và ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch. 

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Trà Maoyanberry

Trà mật hoa Thổ Gia làm giãn động mạch
Trà mật hoa Thổ Gia làm giãn động mạch

Trà Maoyanberry, còn được gọi là mật hoa Thổ Gia, là một loại trà đặc sản từ vùng Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Loại trà này được làm từ quả nho địa phương và có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ điều hòa huyết áp. 

Khi uống trà Maoyanberry thường xuyên, các thành phần tự nhiên trong trà sẽ giúp làm giãn các động mạch lớn và nhỏ, làm mềm thành mạch máu, nhờ đó giảm áp lực lên mạch máu và hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.

Loại trà này  không chỉ có tác dụng giảm huyết áp mà còn giúp cơ thể loại bỏ các chất có hại như axit phthalate và xeton. Những chất này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mạch máu nếu tích tụ trong cơ thể. 

Ngoài ra, trà mật hoa Thổ Gia còn giúp loại bỏ các bụi bẩn trong máu, điều hòa lipid máu và huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu một cách hiệu quả. Đây là một trong những lý do mà trà Maoyanberry trở thành lựa chọn hàng đầu để chăm sóc sức khỏe tim mạch.

Một trong những tác dụng nổi bật của trà Maoyanberry là khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Việc ngăn ngừa huyết khối không chỉ có lợi cho người bị cao huyết áp mà còn giúp phòng tránh nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch và mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Cuối cùng, Trà Maoyanberry giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não, nhờ các tác dụng tích cực như giảm huyết áp, điều hòa mạch máu, và làm mềm thành mạch. Ngoài ra, trà này còn giúp cải thiện các triệu chứng ở những người đã mắc bệnh về tim mạch và mạch máu não, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm rủi ro biến chứng.

Trà apocynum – chi la bố ma 

Trà apocynum - chi la bố ma giảm huyết áp cao
Trà apocynum – chi la bố ma giảm huyết áp cao

Trà Apocynum, còn gọi là trà chi La Bố Ma, là một loại trà thảo dược hoang dã có nhiều công dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp cao. 

Nhờ các hợp chất tự nhiên có trong trà, đặc biệt là polyphenol và vitamin C, trà Apocynum giúp phân hủy protein và chất béo trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm lượng cholesterol và lipid máu. 

Điều này góp phần duy trì huyết áp ổn định và cải thiện sức khỏe mạch máu, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao về bệnh tim mạch.

Trà Apocynum hoang dã còn được biết đến với công dụng hạ lipid máu, giảm nguy cơ mỡ máu cao và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 

Những người mắc các bệnh lý như cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, hoặc bệnh mạch vành có thể sử dụng trà này để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa biến chứng. 

Trà giúp làm mềm thành mạch, giảm áp lực lên mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch.

Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trà Apocynum là lựa chọn phù hợp cho những ai đang gặp vấn đề về cao huyết áp, béo phì, hoặc các bệnh lý tim mạch. 

Không chỉ giúp hạ huyết áp, trà còn hỗ trợ điều hòa lượng lipid trong máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, mang lại lợi ích dài lâu cho sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc uống trà

Mặc dù trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi uống quá nhiều hoặc không đúng cách, trà có thể gây ra một số tác dụng phụ tiềm ẩn:

  • Nhạy Cảm với Caffeine: Trà, đặc biệt là trà đen và trà xanh chứa hàm lượng caffeine cao, có thể gây ra lo lắng, rối loạn giấc ngủ, hoặc làm tăng nhịp tim ở những người nhạy cảm với chất này. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi tiêu thụ trà với liều lượng cao.
  • Khó Chịu ở Dạ Dày: Uống trà khi bụng đói hoặc uống quá nhiều có thể gây kích ứng dạ dày, làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa hoặc dẫn đến trào ngược axit, gây khó chịu ở vùng dạ dày.
  • Phản ứng với Thuốc: Một số loại trà, chẳng hạn như trà xanh, có thể tương tác với một số loại thuốc, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hoặc hiệu quả của thuốc. Đối với những người đang điều trị bằng thuốc, tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Làm Ố Răng: Các loại trà đen như trà xanh có thể làm ố răng nếu sử dụng lâu dài, khiến răng bị ngả màu. Điều này là do các chất tanin có trong trà có thể bám vào men răng và gây hiện tượng xỉn màu theo thời gian.

Phải mất bao lâu thì trà mới có tác dụng hạ huyết áp?

Thời gian để trà phát huy tác dụng hạ huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại trà, tần suất uống, liều lượng, và phản ứng riêng của cơ thể từng người.

Nhìn chung, để thấy được sự giảm nhẹ huyết áp, bạn có thể cần sử dụng trà thường xuyên trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Đối với một số loại trà thảo dược, như trà Apocynum hoặc trà Maoyanberry, hiệu quả có thể xuất hiện nhanh hơn nếu kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, hiệu quả của trà cũng khác nhau ở từng người, và những người có mức huyết áp cao có thể cần kiên trì lâu hơn để thấy sự thay đổi rõ rệt.

Nên nhớ rằng trà chỉ là một biện pháp hỗ trợ, và bạn nên kết hợp với các phương pháp kiểm soát huyết áp khác hoặc tư vấn bác sĩ nếu cần để có kế hoạch điều trị toàn diện.

Bạn nên uống bao nhiêu tách trà để hạ huyết áp?

Số lượng tách trà cần uống để hỗ trợ hạ huyết áp có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, loại trà sử dụng, chế độ ăn uống, lối sống và mức huyết áp ban đầu của bạn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã gợi ý lượng trà nhất định có thể giúp giảm huyết áp khi uống đều đặn.

Đối với trà hoa dâm bụt, nhiều bằng chứng cho thấy uống từ 1 đến 2 tách mỗi ngày có thể hỗ trợ hạ huyết áp nếu duy trì đều đặn trong vài tuần hoặc vài tháng. Trà hoa dâm bụt chứa các chất chống oxy hóa và hợp chất có lợi cho mạch máu, giúp làm giãn mạch và hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giúp giảm huyết áp.

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy rằng uống trà là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để hỗ trợ hạ huyết áp, đặc biệt đối với những người có vấn đề về tim mạch. bác sĩ Hà đã giải đáp cho bạn câu hỏi uống trà gì để hạ huyết áp, giúp bạn lựa chọn những loại trà phù hợp để cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger