Top 5 thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân nên tránh xa
Không phải tất cả các loại chất béo đều có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, chất béo chuyển hóa là loại chất béo cần được hạn chế tối đa trong chế độ ăn uống. Bỏ túi ngay thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân chị em nên loại bỏ ra khỏi thực đơn của mình.
Danh mục bài viết
Các chất béo chuyển hóa gây tăng cân có hại như thế nào?
Các chất béo chuyển hóa có hại đối với sức khỏe bởi:
- Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt ở người dùng.
- Một tác hại không thể phủ nhận của chất béo chuyển hóa là nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường.
Vì vậy, các chị em cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân.
Các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân
Chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo transfat, được tìm thấy trong các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức độ cholesterol “xấu” và làm giảm nồng độ của cholesterol “tốt”. Từ đó, quá trình giảm cân không đạt kết quả cao.
Dưới đây là các loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân:
1. Bơ thực vật
Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng calo khá cao, lên đến 600 calo trên 100 gam. Do đó, ăn bơ thực vật có thể dẫn đến tăng cân.
Ngoài ra, bơ thực vật có hàm lượng chất béo bão hòa không nhiều, làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Nhưng quá trình hydro hóa dầu ăn dẫn đến việc chuyển đổi hầu hết các chất béo không bão hòa thành chất béo bão hòa và chất béo transfat. Chúng có thể dẫn đến nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao, người dùng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Bơ thực vật rất giàu chất béo và cung cấp cho cơ thể tới 717 calo trên 100 gam. Vì vậy, ăn nhiều món này sẽ khiến bạn tăng cân, thậm chí béo lên trông thấy.
2. Bánh quy ngọt
Trong bánh quy có nhiều chất béo bão hòa, ít protein và chất xơ, đồng thời có một lượng vitamin và khoáng vi lượng không đáng kể.
Ăn nhiều bánh quy có thể làm tăng lượng chất béo xấu, dẫn đến lượng cholesterol trong máu cao hơn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, quá trình trao đổi chất bị hạn chế dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể.
Bánh quy là thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nên nếu ăn quá nhiều bánh quy sẽ khiến cơ thể dễ bị thừa cân. Ngoài ra, ăn nhiều bánh quy có thể khiến cơ thể dễ mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
3. Đồ chiên rán nhiều dầu
Các loại thực phẩm chiên như: Khoai tây chiên, bánh chuối chiên, bánh rán,… chứa nhiều calo hơn các phương pháp chế biến khác.
Hơn nữa, chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chiên rán có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cân, bởi ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh sự thèm ăn và lưu trữ chất béo.
Nếu ăn nhiều đồ ăn chiên rán sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng.
Các năng lượng dư thừa không được giải phóng sẽ tích tụ thành mỡ dẫn đến tăng cân, béo phì.
Vì vậy, đối với những người đang giảm cân thì ăn các đồ ăn chiên rán là không phù hợp mà thay thế bằng đồ luộc, vừa tốt cho sức khỏe lại không lo tăng cân.
Quan tâm: 1 cái bánh mì kẹp thịt bao nhiêu calo? Ăn bánh mì kẹp thịt có béo không?
4. Đồ ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như: bắp rang bơ, snack, mì ăn liền, … là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng cân gây béo phì.
Sự kết hợp của natri, chất béo bão hòa, calo có thể dễ dàng làm tăng cân và dẫn đến béo phì.
Ngoài ra, đồ ăn chế biến sẵn có chứa loại dầu hydrat hóa. Dẫn đến bệnh tim mạch và tiểu đường tăng cao và tăng khả năng gây ung thư.
5. Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh là loại thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa gây tăng cân.
Thức ăn đông lạnh chứa gấp đôi chất béo so với carbohydrate và protein. Để lâu, đồ đông lạnh sẽ mất đi một số vitamin và khoáng chất quan trọng, có ít dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm tươi.
Vì vậy, ăn thực phẩm đông lạnh thường xuyên có thể khiến cơ thể béo lên dẫn đến béo phì.
Một số lưu ý để hạn chế chất béo chuyển hóa gây tăng cân
Để làm hạn chế chất béo chuyển hóa gây tăng cân cần một số lưu ý vấn đề sau:
- Tự xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều trái cây, rau củ vào thực đơn ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh.
- Khi lựa chọn thực phẩm, bạn cũng có thể loại bỏ các sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bằng cách đọc kỹ thành phần trong đó để xem chúng có chứa chất béo chuyển hóa hay không.
- Thay vì sử dụng chất béo chuyển hóa, hãy sử dụng nhiều thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đơn hoặc đa có trong dầu thực vật. Ví dụ như hạt cải, ô liu, vừng, hướng dương, đậu nành hoặc bơ đậu phộng, hạt, quả hạch, cá hồi, cá thu, cá trích…
- Để tránh cơ thể phải tiêu thụ chất béo chuyển hóa, nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa lượng lớn chất béo này như đồ nướng, đồ ăn vặt, đồ chiên rán, đồ chua, đồ bảo quản trong tủ lạnh, bơ thực vật và nên thay bằng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật.