12 thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày không gây tăng cân

Đánh giá bài viết

Để sẵn sàng chống lại những cơn đau dạ dày ngay khi chúng vừa xuất hiện, hãy dự trữ những loại thực phẩm có khả năng chống viêm, dễ dàng tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khí và đầy hơi. Hãy ghi nhớ và sử dụng những loại thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày dưới đây 

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical

Rau dễ nấu chín

thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày

Đây là loại thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày được khuyến nghị dùng nhiều nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, rau chưa nấu chín có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn khi đau bụng vì dạ dày của bạn cần phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa các chất xơ cứng. Quá trình nấu ăn giúp phân hủy nhiều chất xơ trong rau, giúp dạ dày của chúng ta tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Nếu bạn đang bị đầy hơi và chướng bụng, hãy ăn các loại rau không thuộc họ cải như cà rốt, bí xanh và rau bina. 

Gừng

Gừng đã được sử dụng trong y học từ hơn 2000 năm trước. Đối với dạ dày, gừng giúp kích thích co thắt dạ dày (nhu động ruột) có thể làm giảm bớt các triệu chứng của khí và đầy hơi. 

Đồng thời giúp giảm buồn nôn và đau dạ dày bằng cách điều chỉnh các tín hiệu của hệ thần kinh liên quan. Bạn có thể mua các loại dầu và chiết xuất từ ​​gừng khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất để sử dụng nó là mua củ tươi và tự pha trà.

Nghệ

Hóa ra, loại gia vị phổ biến không chỉ tốt cho da của bạn mà còn có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày là nghệ. Thông thường, cơn đau dạ dày là do chất kích thích gây viêm trong ruột của chúng ta, nghệ hoạt động như một chất chống viêm mạnh mẽ có thể giúp làm dịu niêm mạc dạ dày của bạn.

Quan tâm:

Chuối

Thông thường, chúng ta thường ăn chuối chín nhưng khi chúng vẫn còn xanh sẽ hữu ích hơn với người bị đau dạ dày. Chuối, đặc biệt là chuối xanh, có nhiều chất xơ, đặc biệt là loại được gọi là tinh bột kháng. Loại tinh bột này không thể tiêu hóa được, vì vậy nó di chuyển đến ruột kết và báo hiệu cho ruột để hấp thụ nhiều nước hơn. Điều này mang đến tác dụng chống tiêu chảy.

Táo

Táo chứa một loại chất xơ thực vật được gọi là pectin, loại chất này cũng khó tiêu hóa và tác động lên hệ thống tiêu hóa tương tự như chuối để chống tiêu chảy. Nó cũng giúp tạo ra vi khuẩn tốt trong ruột , có tác dụng bảo vệ. Thay vì ăn cả quả táo, bạn nên chọn nước sốt táo vì quá trình tiêu hóa vỏ táo có thể khó khăn hơn đối với người bị đau dạ dày.

Sữa chua

Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề về dạ dày, bạn nên ăn một ít sữa chua nguyên chất, tốt nhất là không nên có đường bởi có thể gây đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khác.

Sữa chua nguyên chất chứa các vi khuẩn sống có thể giúp chữa táo bón và tiêu chảy. Nếu bạn không dung nạp được lactose, thì các loại sữa chua không chứa sữa vẫn có các vi chất có lợi mà không có các vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn.

Bánh mì nướng

Nếu bạn đang đói và bị đau dạ dày hãy thử làm bánh mì nướng. Mặc dù nó có thể không giúp cải thiện tình trạng đau bụng, nhưng nó cũng sẽ không làm người sử dụng khó chịu.

Bánh mì nướng thuộc loại carbohydrate nhạt, thường giúp bạn ngon miệng hơn khi bị đau bụng. Lợi ích chính của bánh mì nướng đơn giản là dễ tiêu hóa.

thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày

Bạc hà

Bạc hà, đặc biệt là ở dạng dầu bạc hà, có thể giúp thư giãn các cơ của hệ tiêu hóa và làm dịu cơn đau dạ dày đang diễn ra.

Hoa cúc

Hoa cúc có thể làm dịu da bị kích ứng, bị viêm, nó cũng có thể làm tương tự đối với dạ dày đang co thắt. Hãy sử dụng thường xuyên trà hoa cúc để có hiệu quả tốt nhất cho dạ dày của bạn. Nên uống thường xuyên để bảo vệ dạ dày của bạn.

Tỏi

Tỏi là một trong các loại thực phẩm cho người mắc bệnh dạ dày rất tốt bởi kháng khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Cùng với đó, tỏi giàu chất chống oxy hóa, và giống như bông cải xanh, tỏi có ảnh hưởng đến vi khuẩn HP. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật.

Cùng với đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra trơn tru hơn nhờ có tỏi. Vì vậy, nên thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày nếu có thể. 

Trà xanh

Các nhà nghiên cứu cho rằng hợp chất chống oxy hóa catechin có trong trà có thể giúp chống viêm dạ dày.

Cùng với đó, catechin trà có thể hoạt động hay có tác dụng nếu sự gia tăng tỉ lệ chủng vi khuẩn dẫn đến kháng kháng sinh. Đồng thời, trà xanh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày. Uống thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe và dạ dày.

Ổi

Ổi là một trong những loại cây có rất nhiều ở nước ta, không chỉ cho thu hoạch quả, mà lá ổi còn có nhiều vitamin A – C, cùng chất kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên.

Để mang lại hiệu quả nhất trong việc chữa đau dạ dày là kết hợp lá ổi non cùng với gạo lứt và  nên dùng liên tục từ 15 ngày trở lên thì sẽ thấy tác dụng rõ rệt hơn.

Quả mướp đắng

Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin B1 – B2 – B3 – B6,… cùng nhiều khoáng chất, phốt pho, chất xơ, natri, tanin nên rất tốt cho người bị đau dạ dày. Bởi các dưỡng chất trong mướp đắng giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh, như đau bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu…

Mướp đắng nên được xay hoặc phơi khô rồi sắc nước uống ít nhất trong vòng 15 ngày để mang lại hiệu quả cho người bị đau dạ dày. 

Cam thảo, cây thì là và hồi

Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm, loét và trào ngược dạ dày sẽ được thuyên giảm khi uống nước rễ cây cam thảo mỗi ngày.

Glycyrrhizic có trong rễ cây cam thảo có khả năng làm dịu dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, hợp chất này còn có đặc tính chống viêm, chống đái tháo đường, chống oxy hóa, chống khối u, kháng khuẩn và chống virus.

Cũng mang lại lợi ích không nhỏ đối chiết xuất cam thảo là thì là và gia vị hồi. Bạn có thể dùng khoảng 3 gram mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger