9+ tác hại của thuốc giảm cân “nguy hiểm” với người dùng

Đánh giá bài viết

Trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại thuốc giảm cân với những lời quảng cáo hấp dẫn về hiệu quả nhanh chóng, an toàn. Tuy nhiên, đằng sau lời hứa hẹn ấy là những tác hại khôn lường mà người sử dụng khó tránh được. Cùng tìm hiểu những tác hại của thuốc giảm cân qua bài viết dưới đây,

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
Tác hại của thuốc giảm cân
Tác hại của thuốc giảm cân gây nguy hiểm cho người dùng

Tác hại của thuốc giảm cân: Tình trạng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ là một trong những tác hại phổ biến và nghiêm trọng nhất khi sử dụng thuốc giảm cân. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này xuất phát từ 2 yếu tố:

Sử dụng thuốc kém chất lượng:

Trên thị trường tràn lan các loại thuốc giảm cân kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại thuốc này thường được pha trộn với các chất cấm, hóa chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch.

Từ đó, gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như lo âu, mất ngủ, sụt cân đột ngột, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Dùng thuốc không đúng cách:

Việc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng quá thường xuyên là vô cùng nguy hiểm.

Một số loại thuốc giảm cân chứa các chất kích thích như Sibutramine, Phentermine có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng cảm giác lo âu, bồn chồn, dẫn đến mất ngủ.

Gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, thậm chí dẫn đến trầm cảm nếu tình trạng kéo dài.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Xuất hiện tình trạng da sạm, tóc rụng nhiều

Tác hại của thuốc giảm cân thể hiện rõ nhất trên làn da.

Khi bạn đang cố gắng giảm cân nhanh, làn da của bạn sẽ rơi vào tình trạng mất nước và thiếu chất dinh dưỡng từ ăn uống hàng ngày.

Lâu dần, các sợi protein bị phá hủy khiến da bị sạm, nám, tàn nhang, nếp nhăn và mụn xuất hiện. Đồng thời, tóc cũng không nhận đủ dưỡng chất khiến rụng nhiều.

Giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ khiến da không trở lại trạng thái ban đầu được.

Tác dụng phụ của thuốc giảm cân: Cơ thể mất nước

Sử dụng nhiều loại thuốc giảm cân gây lợi tiểu và nhuận tràng. Đây là nhóm thuốc khi sử dụng sẽ gây khát nước, đi tiểu nhiều khiến cơ thể mất nước nhanh chóng.

Khi bị mất nước, cơ thể có xu hướng tăng nhu cầu uống nước để bù lại lượng nước đã mất.

Một nhóm thuốc khác cũng có thể gây khát là thuốc tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Quá trình này cần rất nhiều nước để tham gia vào quá trình trao đổi chất nên nhu cầu nước của cơ thể sẽ lớn hơn bình thường rất nhiều.

Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Uống thuốc giảm cân gây ra khó chịu về đường tiêu hóa
Uống thuốc giảm cân gây ra khó chịu về đường tiêu hóa

Ngoài mục đích chính là giảm cân, uống thuốc giảm cân cũng có thể gây ra các vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa.

Bởi nhiều loại thuốc giảm cân hoạt động làm ngăn chặn hoặc làm giảm sự hấp thụ chất béo của cơ thể.

Từ đó, làm thay đổi quá trình tiêu hóa, gây ra một loạt các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như:

  • Cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
  • Hay bị buồn nôn.
  • Dạ dày co thắt.
  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Mất kiểm soát co thắt hậu môn, dẫn đến đại tiện không tự chủ.

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc giảm cân, cần kiểm soát liều lượng, không lạm dụng và tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ.

Quan tâm: [Tổng hợp] 10 câu hỏi thường gặp về người thừa cân – béo phì

Thuốc giảm cân có hại không: Thường xuyên bị đau đầu và ù tai

Nhiều người tin rằng “chiết xuất trà xanh” trong thành phần thuốc giảm cân là minh chứng cho sự an toàn và lành tính của sản phẩm. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Theo các nghiên cứu khoa học, một số hoạt chất trong trà xanh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Chóng mặt, ù tai: Các chất chống oxy hóa trong trà xanh, đặc biệt là EGCG (epigallocatechin gallate) có thể tương tác với một số loại thuốc, dẫn đến tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai.
  • Hấp thu sắt kém: EGCG cũng có thể cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể, gây thiếu máu ở những người có chế độ ăn uống thiếu sắt.
  • Gây hại cho gan: Sử dụng quá liều lượng trà xanh có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, tổn thương gan, đặc biệt ở những người có bệnh gan nền.
  • Tăng huyết áp: Một số hoạt chất trong trà xanh có thể làm tăng huyết áp, do đó, những người có vấn đề về tim mạch cần cẩn trọng khi sử dụng.

Tăng huyết áp và tim đập nhanh

Rất nhiều loại thuốc giảm cân được quảng cáo rằng có thể làm tăng hoạt động trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn.

Trên thực tế, để có thể đáp ứng được các tiêu chí này. Thuốc giảm cân cần chứa các chất kích thích như amphetamine, caffeine, guarana hoặc các gốc amphetamin khác. Thành phần Amphetamine từ lâu đã bị cấm dùng trong thuốc vì chúng được xem như 1 loại ma túy.

Các chất kích thích này làm huyết áp tăng vượt trội và tim đập rất nhanh. Vì vậy, tác hại của thuốc giảm cân đối với tim mạch là không nhỏ, khi quá lạm dụng thuốc giảm cân sẽ gây ra:

  • Tim đập nhanh.
  • Khó thở.
  • Đánh trống ngực.
  • Đột quỵ, co giật.

Quan tâm: [CẢNH BÁO] Giảm 20kg trong 2 tuần không an toàn cho sức khỏe

Ảnh hưởng lớn cho gan

Sử dụng thuốc giảm cân làm gan của chúng ta hoạt động không ngừng nghỉ trong khi dùng thuốc.

Tế bào gan chỉ hoạt động trong một thời gian cố định.

Việc sử dụng thuốc giảm cân khiến gan trở nên “mệt mỏi”, quá tải và dần bị nhiễm độc tố.

Do việc dùng thuốc giảm cân và chế độ ăn kiêng không hợp lý khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Không có tế bào gan mới nào được sản sinh và hoạt động quá mức dẫn đến khả năng giải độc kém. Từ đó, làm suy yếu dần chức năng gan.

Tinh thần mệt mỏi, uể oải

Một tác dụng phụ khác đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc giảm cân là tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Dùng thuốc giảm cân quá liều lượng gây ra các triệu chứng như kích động, khó chịu, căng thẳng khiến tinh thần trở nên mệt mỏi.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Tác hại của thuốc giảm cân: Tăng nguy cơ đột quỵ

Thuốc giảm cân có chứa nhiều chất độc hại có thể phá vỡ nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể.

Nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe tinh thần của người dùng như động kinh, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn

Các chất như phenolphthalein và sibutramine có trong một số loại thuốc ăn giảm cân là những chất cực kỳ nguy hiểm.

Nó trực tiếp “tấn công” toàn bộ cơ thể. Ở phụ nữ, chất béo đóng một vai trò quan trọng.

Khi khối lượng chất béo giảm, chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn.

Vì vậy, hãy lưu ý khi sử dụng thuốc giảm cân vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm cân

Giảm cân nhanh bằng thuốc giảm cân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có nguy cơ tăng cân trở lại sau khi ngưng uống thuốc.

Một số lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng để hạn chế tác hại của thuốc giảm cân:

  • Hạn chế tối đa tác hại của thuốc giảm cân bằng cách hỏi ý kiến ​​bác sĩ về loại thuốc giảm cân phù hợp với thể trạng.
  • Mua thuốc từ các nhà phân phối uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra và liên hệ với bác sĩ ngay khi các triệu chứng xuất hiện.
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn không giảm cân trong vòng 12 tuần kể từ khi dùng thuốc này.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác cùng lúc.
Bài viết đã cho thấy những tác hại của thuốc giảm cân đối với sức khỏe chúng ta. Để giảm cân hiệu quả mà không chịu những tác hại của thuốc giảm cân. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý nhé.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger