Ăn ngô có giảm cân không? Kiến thức dùng ngô giảm cân hiệu quả
Ngô là một thực phẩm bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống vì chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cùng viện thẩm mỹ Dongbang tìm hiểu thông tin về ăn ngô có giảm cân không và cách ăn ngô để kiểm soát cân nặng.
Danh mục bài viết
- 1 Ăn ngô có giảm cân không?
- 2 Ngô giúp giảm cân như thế nào?
- 3 Giá trị dinh dưỡng có trong ngô
- 4 Lợi ích của ngô đối với cơ thể
- 5 Nhược điểm trong cách chế biến ngô gây tăng cân
- 6 Ăn bao nhiêu ngô là đủ?
- 7 Cách ăn ngô kiểm soát cân nặng
Ăn ngô có giảm cân không?
Ngô có thể trở thành một phần trong chế độ ăn kiêng giảm cân khi khi được chế độ biến đơn giản.
Ngô cung cấp lượng calo thấp, ít chất béo và giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, ngô còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, kali và vitamin A.
Dù ngô thường được xem là loại ngũ cốc nguyên hạt, nó vẫn chứa lượng tinh bột tương đối cao, tương tự như khoai tây.
Thực phẩm chứa tinh bột có nhiều carbohydrate hơn so với các loại rau ít tinh bột như rau xanh, dưa chuột, cà chua hoặc bông cải xanh. Vì vậy, ngô có thể không là lựa chọn lý tưởng cho việc giảm cân, lượng carbohydrate cao có thể làm tăng đường huyết.
Rau củ quả có chứa tinh bột cung cấp nguồn carbohydrate giàu chất xơ, khi ăn điều độ, chúng vẫn mang lại lợi ích cho quá trình giảm cân và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Ngô giúp giảm cân như thế nào?
Ngô có thể hỗ trợ giảm cân, mang lại những lợi ích sau:
Giàu chất xơ
Ngô chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Chất xơ hòa tan trong nước, tạo dạng gel làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn chậm hơn, tạo cảm giác giác no.
Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp kéo nước vào ruột kết, làm tăng khối lượng phân và hỗ trợ tiêu hóa. Điều này có thể giúp bạn no lâu hơn, giảm cơn đói và hạn chế độ ăn vặt.
Cung cấp các dưỡng chất tốt cho cơ thể
Ngô không chứa carbohydrate mà còn cung cấp protein, magie, natri, kali và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp cơ thể có năng lượng vững chắc, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà không cần nạp thêm nhiều calo.
Ngô chứa ít calo
Ngô là thực phẩm ít calo nhưng lại tạo cảm giác no. Một bắp ngô lớn chỉ chứa khoảng 122 calo, tương đương với một quả táo trung bình. Với hàm lượng calo thấp, ngô có thể giúp bạn cắt giảm lượng calo nạp vào hàng ngày, hỗ trợ giảm cân.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Chất xơ trong ngô hoạt động như prebiotic, nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Một đường ruột khỏe mạnh hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, đóng vai trò lên men chất xơ không tiêu hóa để giải phóng các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) như propionate và butyrate giúp giảm cảm giác thèm ăn và ổn định lượng thức ăn nạp vào.
Ngược lại, sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể liên quan đến tình trạng tăng cân.
Giá trị dinh dưỡng có trong ngô
Ngô là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, chủ yếu bao gồm carbohydrate cùng với một lượng nhỏ protein và chất béo. Ngoài ra, ngô cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C, kali và vitamin A.
Một bắp ngô vàng trung bình có chứa:
- 88 calo
- 3,3 gram protein
- 1,4 gram chất béo
- 19 gram carbohydrate
- 2 gram chất xơ
- 6,4 gram đường
Ngô cũng rất giàu kali, một chất khoáng quan trọng giúp điều chỉnh huyết áp. Kali hoạt động như 1 chất lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ muối và nước thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp hạ huyết áp.
Lợi ích của ngô đối với cơ thể
Ngoài ăn ngô có giảm cân không, loại thực phẩm này mang đến cho cơ thể 1 số lợi ích như sau:
Tinh bột kháng
Ngô chứa một loại Ccarbohydrate được gọi là tinh bột kháng, loại tinh bột này được tiêu hóa ở ruột non và thay vào đó bị phân hủy ở ruột già. Quá trình này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Giảm cholesterol, hỗ trợ kiểm soát cholesterol trong máu.
- Kiểm soát cân nặng, giúp bạn no lâu và hạn chế cơn thèm ăn, từ đó ăn uống được kiểm soát.
Ngoài ra, tinh bột kháng còn liên quan đến việc giảm tình trạng kháng insulin, yếu tố quan trọng giúp phòng bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột hoạt động tốt
Tinh bột kháng trong ngô còn có tác dụng điều chỉnh các loại hormone đường ruột liên quan đến quá trình trao đổi chất. Chất xơ trong ngô cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2.
Ổn định đường huyết và giữ năng lượng cơ thể
Bổ sung carbohydrate giàu chất xơ trong ngô giúp duy trì đường huyết và năng lượng ổn định suốt cả ngày, giảm nguy cơ tăng đường huyết.
Chất chống oxy hóa mạnh
Ngô rất giàu hợp chất thực vật, gọi là phytochemical, có đặc tính chống oxy hóa. Những chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư.
Carotenoid – Bảo vệ mắt và hạn chế ung thư
Ngô chứa nhiều carotenoid, một loại hợp chất thực vật có mặt trong các loại rau quả màu đỏ, cam và vàng. Trong đó, beta-carotene có thể làm giảm nguy cơ ung thư, lutein và zeaxanthin tốt cho sức khỏe mắt, bảo vệ chống lại thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở người lớn tuổi.
Ngô vàng đặc biệt chứa hàm lượng carotenoid cao hơn so với ngô trắng hay ngô có ít sắc tố.
Giảm cholesterol trong cơ thể
Ngô còn có phytosterol, một chất hợp chất hữu ích giúp hạ cholesterol. Phytosterol hoạt động bằng cách gắn kết với cholesterol trong đường tiêu hóa, ngăn cản cholesterol hấp thụ vào máu, từ đó giúp kiểm soát tốt hơn.
Nhược điểm trong cách chế biến ngô gây tăng cân
Ngoài những lợi ích nêu trên và ăn ngô có giảm cân không, 1 số nhược điểm của ngô ảnh hưởng đến cơ thể như:
Thường xuất hiện trong thực phẩm chế biến sẵn
Ngô thường được sử dụng trong các sản phẩm chế biến sẵn, có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát cân nặng nếu tiêu thụ quá thường xuyên.
Nhiều loại thực phẩm siêu chế biến được làm từ các thành phần như siro ngô có hàm lượng fructose cao như nước ngọt, kẹo và thức ăn nhanh, có thể gây gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những món ăn này thường ngon miệng, làm mất đi cảm giác no tự nhiên và dẫn đến ăn nhiều hơn.
Dầu ngô có thể gây tăng cân
Dầu ngô là một dạng chế biến khác từ ngô, chứa chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch và là nguồn vitamin E dồi dào, giúp chống oxy hóa. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, dầu ngô vẫn có thể gây tăng cân, tương tự như bất kỳ loại dầu nào khác.
1 số loại ngũ cốc ăn sáng từ ngô không tốt
Ngũ cốc làm từ ngô cũng rất phổ biến, nhưng không phải loại nào cũng tốt cho sức khỏe. Khi chọn ngũ cốc, hãy tìm các nhãn hiệu có lượng đường bổ sung và chất béo bão hòa thấp để tránh ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe cơ thể.
Ăn bao nhiêu ngô là đủ?
Ngô là thực phẩm bổ sung dưỡng chất, nhưng chứa nhiều carbohydrate và calo, việc ăn quá nhiều có thể cản trở nỗ lực kiểm soát cân nặng.
Để tận dụng tối đa lợi ích của ngô mà không bị dư thừa, bạn nên chú ý khẩu phần khi ăn ngô và các sản phẩm từ ngô để tránh bị tăng cân.
Dưới đây là lượng ngô phù hợp khi đã biết về ăn ngô có giảm cân không:
- ½ bát hạt ngô (tương đương với một bắp ngô nhỏ)
- 1 chiếc bánh ngô nhỏ (khoảng 15cm)
- 3 cốc bỏng ngô không đường
- 1 cốc ngũ cốc bột ngô ăn sáng
Điều này giúp bạn duy trì dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến cân nặng.
Cách ăn ngô kiểm soát cân nặng
Khi kiểm soát cân nặng, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng. Dưới đây là những cách tốt nhất để ăn ngô mà vẫn duy trì sức khỏe:
Ăn ngô nguyên hạt
Ngô là loại thực phẩm tuyệt vời bởi có chứa đầy đủ chất xơ và dinh dưỡng. Cả ngô trắng và ngô vàng đều mang lại giá trị dinh dưỡng tương đương, nên bạn có thể chọn loại nào phù hợp với sở thích của cá nhân.
Ngô có thể nướng hoặc rang để làm phong phú các món ăn như súp, salad,….
Bỏng ngô – Sự lựa chọn lành mạnh
Bỏng nổ không dầu mỡ là cách tuyệt vời để ăn ngô mà vẫn giữ được ít calo và giàu chất xơ. Tránh dùng các loại bỏng ngô có hương vị, đóng gói sẵn vì chúng có thể chứa muối, đường và chất béo không lành mạnh.
Tốt nhất là bạn tự làm món bỏng ngô tại nhà và thêm chút gia vị như bột hoặc dầu ô liu xịt để tăng hương vị mà không tăng calo.
Ngô trong các món ăn
Bạn có thể lựa chọn 1 số món ăn được chế biến từ ngô giúp giảm cân, vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể như:
- Salad ngô: Kết hợp ngô với rau xanh, trái cây và các loại hạt để tạo nên một món ăn salad giàu dinh dưỡng và ngon miệng.
- Súp ngô giảm cân: Một lựa chọn ấm áp và bổ sung chất dinh dưỡng cho những ngày đông.
- Sữa ngô, cháo ngô: Dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng.
Ngô đã qua chế biến
Một số sản phẩm từ ngô đã qua chế biến nhưng vẫn giữ lại nhiều giá trị dinh dưỡng như bột ngô nguyên cám, bánh ngô và bột ngô xay.
Hãy chọn những sản phẩm ngô đã qua xử lý trên và tránh các loại bánh tortilla hoặc ngũ cốc có thêm đường, vì chúng chứa ít giá trị dinh dưỡng hơn.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được các thông tin về ăn ngô có giảm cân không và 1 số cách ăn ngô giúp kiểm soát cân nặng. Bạn có câu hỏi nào về giảm béo hãy liên hệ Viện thẩm mỹ Dongbang để được giải đáp thắc mắc.