Béo phì và gout có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Đánh giá bài viết

Béo phì và Gout là hai vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Hai căn bệnh này có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến Gout. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của Viện thẩm mỹ Dongbang.

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical.
Béo phì và gout
Bệnh gout và béo phì do rối loạn chuyển hóa

Béo phì và Gout: Mối liên hệ mật thiết

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến tích tụ axit uric trong máu và lắng đọng tại các khớp, gây ra các triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ, đau đớn và hạn chế vận động.

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động.

Mối liên hệ giữa béo phì và Gout:

  • Rối loạn chuyển hóa: Cả hai bệnh đều bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa, tuy nhiên ở người béo phì, rối loạn không chỉ xảy ra với purin mà còn với cả lipid và glucid.
  • Tăng axit uric máu: Béo phì khiến cơ thể tăng tổng hợp axit uric và giảm khả năng thải axit uric niệu, dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu – nguyên nhân chính gây bệnh Gout.
  • Nguy cơ mắc Gout cao hơn: Nghiên cứu cho thấy, người có trọng lượng cơ thể tăng 10% so với bình thường có nguy cơ mắc Gout cao hơn nhiều lần.
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc

Hotline

Vì sao người béo phì dễ bị Gout

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh Gout, bên cạnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 50% người bị Gout có mức độ thừa cân trên 20% so với trọng lượng cơ thể bình thường. Tỷ lệ người bị Gout kèm theo bệnh mỡ máu lên đến 70%.

Lý do cho mối liên hệ này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Rối loạn chuyển hóa axit uric:

  • Tăng sản xuất axit uric: Mỡ thừa trong cơ thể người béo phì là nguồn cung cấp purin dồi dào. Khi được chuyển hóa, purin tạo thành axit uric, dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu – nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Gout.
  • Giảm đào thải axit uric: Béo phì ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến khả năng bài tiết axit uric qua nước tiểu giảm sút. Lượng axit uric dư thừa tích tụ trong cơ thể, tạo điều kiện cho hình thành tinh thể muối urat tại các khớp, gây ra các triệu chứng Gout cấp tính.

Chế độ ăn uống không khoa học

  • Thực phẩm giàu purin: Người béo phì thường có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, đồ chiên rán. Khi chuyển hóa, purin từ thực phẩm sẽ góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu, thúc đẩy hình thành bệnh Gout.
  • Sử dụng bia rượu: Bia và rượu là hai loại đồ uống có hàm lượng purin cao, đặc biệt là bia. Việc thường xuyên sử dụng bia rượu không chỉ gây tăng cân mà còn làm giảm bài tiết axit uric qua đường tiểu, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc Gout cao hơn.

Các triệu chứng thường gặp 

So với người bình thường, các triệu chứng của bệnh Gout ở người béo phì cũng tương tự như vậy.

Biểu hiện đặc trưng là các đợt viêm cấp tính gây đau dữ dội, nóng, sưng, đỏ ở khớp, thường ở ngón chân cái. Cụ thể:

  • Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm một cách đột ngột hoặc xuất hiện sau khi ăn uống nhiều rượu bia hoặc nhiều chất đạm.
  • Các cơn đau có thể kéo dài từ 2-3 ngày hoặc 5-6 ngày rồi biến mất mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, các cơn đau này rất dễ tái phát, có thể kèm theo sốt nhẹ, sợ lạnh và mệt mỏi.
  • Cơn đau khác có thể xuất hiện sau vài tuần hoặc mấy tháng sau, các cơn đau này cũng dữ dội và bất ngờ như cơn đau trước.
  • Bệnh tái phát theo từng đợt với xu hướng các đợt viêm xuất hiện ngày càng nhiều hơn và thời gian các đợt viêm khớp ngày càng dài ra khiến lâu khỏi hơn, đồng thời, số khớp bị bệnh ngày càng nhiều hơn. Trong trường hợp không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ có thể chuyển thành mãn tính sau khi kéo dài vài năm. 
  • Các cơn đau gout khi đã ở giai đoạn mãn tính, sẽ quay trở lại thường xuyên hơn và dần sẽ có các hạt tophi được hình thành dưới da.

Quan tâm: Mẹo giảm cân hiệu quả cho người cơ địa khó giảm cân

Phòng ngừa bệnh Gout cho người béo phì

Đối với người béo phì, biện pháp tốt nhất để phòng tránh bị Gout là kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng.

Có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI = Cân nặng/ chiều cao trong đó: cân nặng tính bằng kilogam và chiều cao tính bằng mét) để biết cân nặng lý tưởng của mỗi người.

WHO cho biết: Chỉ số từ 18,5 – 24,9 là chỉ số BMI lý tưởng. Tuy nhiên, theo phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á, người Việt Nam chúng ta chỉ nên có BMI từ 18,5 – 22,9.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh Gout nói riêng và bệnh khác nói chung, người bị bệnh béo phì cần có chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện để giảm cân. 

  • Hạn chế 3 nhóm thực phẩm: Các loại thịt đỏ, dầu mỡ và tinh bột. Nguyên nhân là bởi dầu mỡ sẽ khiến tình trạng thừa cân, béo phì nghiêm trọng hơn khi tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này. Điều này cũng đồng nghĩa làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa axit uric máu và mỡ máu.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt nhằm mục đích tăng cường chất xơ cho cơ thể.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản…
  • Đồ uống có các chất kích thích và cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…cũng cần hạn chế tối đa. 

Bên cạnh đó, người béo phì khi mắc bệnh Gout cũng cần có những biện pháp để kiểm soát chỉ số axit uric, nhằm mục đích tránh bệnh trở nặng đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng.

Béo phì và Gout có liên hệ mật thiết với nhau. Người béo phì khi mắc bệnh Gout sẽ có nhiều nguy hiểm hơn so với người bình thường. Bởi vậy, với người béo phì khi bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của bệnh gout cần thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả và không gây biến chứng.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger