Những ai không nên ăn yến mạch? Các trường hợp nên tránh
Một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt đối với những người đang giảm cân. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp, đặc biệt nếu sử dụng sai cách có thể có những tác hại không ngờ. Hãy cùng Viện thẩm mỹ Dongbang tìm hiểu những ai không nên ăn yến mạch trong bài viết sau!
Danh mục bài viết
Yến mạch là gì?
Yến mạch có tên tiếng Anh là Avena sativa là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch có ba thành phần chính bao gồm hạt yến mạch, cám yến mạch và thân rơm yến mạch.
Yến mạch được biết đến là loại thực phẩm hỗ trợ giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu có lợi cho người đang bị bệnh tim. Khi ăn yến mạch, cơ thể bạn sẽ kiểm soát ăn bằng cách khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Bên cạnh đó, theo trang thông tin Y Khoa Webmd cám yến mạch ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột những chất nguy cơ gây các bệnh cho cơ thể như bệnh tim, cholesterol cao hay tiểu đường. Yến mạch cũng có tác dụng giảm sưng khi đắp trên da.
Ngoài ra, yến mạch chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng như Vitamin A, B, C, chất xơ beta – glucan hay các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, mangan… và cuối cùng là protein chiếm 17% cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những ai không nên ăn yến mạch
Tác dụng phụ của yến mạch
Mặc dù yến mạch là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng có lẽ mọi người sẽ ngạc nhiên khi chúng đem lại tác dụng phụ không ngờ gây ra khí đường ruột và đầy hơi.
Một số triệu chứng có thể gặp phải khi nạp lượng yến mạch quá nhiều như, đau bụng râm ran và tiêu chảy. Chất xơ trong yến mạch khi vào ruột sẽ lên men và ra khí khiến ruột đầy hơi. Với những ai có hệ tiêu hóa không tốt, tình trạng này sẽ ở mức độ nặng hơn gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, khi ăn nhiều yến mạch còn gây cản trở việc cơ thể hấp thu dinh dưỡng, khiến quá trình này trở nên chậm đi. Lượng chất xơ quá nhiều khiến thời gian lưu lại dinh dưỡng trong ruột lâu hơn, chưa hấp thu vào máu chúng đã đi với chất xơ ra ngoài.
Những ai không nên ăn yến mạch
Người đang mắc bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một căn bệnh dị ứng với protein – gluten, chúng không cho cơ thể hấp thụ gluten. Những người mắc bệnh này nếu nạp gluten vào cơ thể sẽ gây các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi hay phát ban cơ thể…
Mặc dù yến mạch nguyên chất không chứa gluten, nhưng một số loại yến mạch đóng gói trên thị trường có hàm lượng gluten nhỏ trong quá trình chế biến, nếu cơ thể bạn bị kích ứng bởi gluten hãy đọc nhãn dán trên bao bì.
Tuy nhiên, theo Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ ncbi, chưa có bằng chứng nào cho thấy yến mạch an toàn cho hầu hết người mắc bệnh celiac. Do vậy, trước khi ăn bạn nên thử một chút nhỏ yến mạch để theo dõi phản ứng cơ thể.
Người đang bị vấn đề về tiêu hóa
Những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt các loại bệnh về đường ruột hoặc dạ dày không nên sử dụng quá nhiều yến mạch.
Để tiêu hóa được hết yến mạch cần có thời gian dài hơn so với các thực phẩm khác. Bởi vậy, nếu bạn bị vấn đề về tiêu hóa mà vẫn cố gắng sử dụng yến mạch sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa thức ăn.
Phụ nữ mang thai
Trong yến mạch rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như kali, canxi, photpho… cho phụ nữ mang thai và em bé. Do đó, yến mạch giúp tăng cường miễn dịch và bổ sung sắt cho mẹ bầu. Nhưng phụ nữ mang thai chỉ nên ăn yến mạch một lượng nhỏ khoảng 2 – 3 lần / tuần.
Khi sử dụng nhiều yến mạch sẽ gây khó tiêu và tiêu chảy đối với bà bầu, lâu dần sẽ dẫn đến tắc đường ruột. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung yến mạch vào thực đơn dinh dưỡng của mình!
Lợi ích của yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao, việc sử dụng yến mạch mang lại nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe như:
Thúc đẩy hệ tiêu hóa
Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ beta – glucan cao giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và nhuận tràng hỗ trợ tốt cho tiêu hóa.
Giảm cân, giữ dáng
Chất xơ trong yến mạch giúp kích thích quá trình trao đổi chất rất tốt, làm ổn định đường huyết, no lâu, giảm cơn thèm ăn. Ngoài ra, chất xơ còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa tích trữ đem lại cho bạn vóc dáng thon gọn.
Phòng ngừa bệnh hen suyễn
Trẻ em được bổ sung yến mạch thường xuyên có thể cải thiện tình trạng hen suyễn trước đó. Bởi vậy, yến mạch là sự lựa chọn tuyệt vời quen thuộc trong gia đình.
Giảm đường huyết
Carbohydrate có trong yến mạch giúp chuyển hóa thức ăn thành đường. Đồng thời chất xơ beta – glucan giúp ức chế lượng đường hấp thu vào máu sau bữa ăn. Từ đó giảm lượng đường trong máu, cải thiện bệnh tiểu đường.
Cải thiện miễn dịch
Yến mạch rất giàu vitamin và khoáng chất. Những chất này góp phần cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Chất xơ beta – glucan trong yến mạch cũng giúp cải thiện hoạt động của bạch cầu, loại bỏ các tác nhân gây hại, đẩy lùi nhiễm trùng của cơ thể.
Bảo vệ tim mạch
Yến mạch có khả năng giảm các nguy cơ gây nên bệnh tim như mạch vành, đau tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu,… Bởi trong yến mạch chứa chất xơ hòa tan cao và beta – glucan làm giảm hấp thu cholesterol vào máu.
Làm sạch, làm đẹp da
Yến mạch chứa hoạt chất saponin giúp làm sạch dầu nhờn dư thừa trên tóc, tẩy bụi bẩn và tế bào chết hay các mảng gàu bám dính trên da đầu. Yến mạch cũng có tác dụng làm sạch, làm ngăn ngừa các vết thâm nám, từ đó giúp da luôn căng mọng, mịn màng và chống lão hóa.
Ngăn ngừa ung thư
Chất oxy hóa trong yến mạch như flavonoid, saponin có tác dụng làm hàng rào chống lại các gốc tự do hình thành nên tế bào ung thư.
Những sai lầm khi ăn yến mạch
Nấu yến mạch lâu
Mặc dù yến mạch có thể ăn trực tiếp, nhưng nhiều người muốn biến tấu thành các món ăn như cháo yến mạch. Trong khi đó, yến mạch mềm và dễ chín hơn gạo. Vì vậy, nếu nấu yến mạch bạn nên cho lửa nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, không lâu quá nâu tránh làm biến chất hoặc mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Ngoài ra, khi nấu yến mạch bạn không nên cho quá nhiều nước. Từ đó, món cháo sẽ bị loãng, hãy nấu với ¾ lượng nước trên bao bì đến khi yến mạch đặc sệt thì tắt bếp và đổ bớt nước.
Kết hợp yến mạch với thực phẩm nhiều đường.
Yến mạch – một loại thực phẩm rất tốt, tuy nhiên chúng có vị rất nhạt khiến nhiều người cảm thấy khó ăn và phải bổ sung thêm nhiều đường, siro hay hoa quả sấy.
Những thực phẩm nhiều đường đó không tốt cho sức khỏe, chúng làm dư thừa carb trong cơ thể làm mất đi cân bằng dinh dưỡng và gây các nguy hại cho sức khỏe.
Bạn nên sử dụng yến mạch với trái cây tươi là tốt nhất, các loại quả như chuối, táo hay quả có vị ngọt tự nhiên cung cấp thêm chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chỉ sử dụng nước trắng và yến mạch
Yến mạch có vị rất nhạt, nếu kết hợp với nước trắng sẽ khiến món ăn trở nên khó ăn. Đồng thời, hỗn hợp yến mạch nước trắng có độ bết dính ít hơn.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sữa tươi không đường để làm món yến mạch thêm hấp dẫn hơn.
Sử dụng quá nhiều yến mạch
Không ai có thể phủ nhận được công dụng của yến mạch cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất kì cái gì nhiều quá cũng không tốt. Bạn không nên sử dụng yến mạch thay cho bữa ăn chính, nó có thể gây hiện tượng mệt mỏi vì thiếu chất gây nên các vấn đề bệnh dạ dày.
Dùng yến mạch sao cho đúng cách?
Liệu lượng khuyên dùng của yến mạch đối với người trưởng thành khoảng 230g yến mạch nguyên chất tương đương với 400g yến mạch qua chế biến.
Ngoài ra, liều lượng yến mạch cần nạp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, nhu cầu. Một số ví dụ như sau:
- Độ tuổi 19 – 30 tuổi: Phụ nữ nên dùng 170g yến mạch nguyên chất và nam nên dùng 226g.
- Độ tuổi 30 – 50 tuổi: Phụ nữ nên dùng 170g yến mạch nguyên chất và nam nên dùng 198g.
- Độ tuổi trên 50 tuổi: Phụ nữ nên dùng 140g yến mạch nguyên chất và nam nên dùng 170g.
- Người có cholesterol cao: Chỉ sử dụng yến mạch nguyên chất trong khoảng 56 – 150g mỗi ngày.
- Người mắc tiểu đường/ đái tháo đường tuýp 2: Nên sử dụng yến mạch chứa khoảng 25g chất xơ hoà tan mỗi ngày, 38g cám yến mạch hoặc 75g bột yến mạch.
Câu hỏi thường gặp
Ăn yến mạch lúc nào thì tốt?
Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để bổ sung yến mạch. Bởi sau một đêm dài, cơ thể cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng bắt đầu ngày mới. Đặc biệt, việc chế biến yến mạch cũng vô cùng dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
Bữa sáng nên ăn bao nhiêu yến mạch là đủ?
Liệu lượng khi ăn yến mạch cần được xem xét qua các yếu tố chính như độ tuổi, giới tính hay chế độ dinh dưỡng.
Thông thường, trung bình bạn cần bổ sung 230g yến mạch nguyên chất để đảm bảo hấp thụ đủ dinh dưỡng. Đồng thời nên kết hợp yến mạch cùng các loại hạt ngũ cốc, trái cây tươi hay sữa tươi không đường,.. tạo cảm giác lạ miệng nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Có nên ăn yến mạch thay cơm không?
Thỉnh thoảng, bạn có thể thay thế yến mạch cho cơm trắng để cung cấp nhiều chất xơ lành mạnh và chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn không nên lạm dụng công thức này vào chế độ ăn.
Qua bài viết trên, bác sĩ Hà đã giải đáp chi tiết về câu hỏi “những ai không nên ăn yến mạch”. Mặc dù yến mạch là thực phẩm bổ dưỡng, hỗ trợ nhiều cho sức khỏe tim mạch, giảm cân và phòng ngừa bệnh, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Để tận dụng tối đa lợi ích của yến mạch, người dùng nên tuân theo liều lượng khuyến nghị và cách kết hợp thực phẩm phù hợp.