Uống gì để nhanh giảm mỡ máu? 20 Loại đồ uống hiệu quả
Để giảm mỡ máu nhanh chóng, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học. Vậy uống gì để nhanh giảm mỡ máu? Hãy cùng Viện thẩm mỹ Dongbang tìm hiểu ngay 20 loại đồ uống giảm mỡ máu hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Sử dụng đồ uống lành mạnh có hỗ trợ giảm mỡ máu
Mỡ máu cao hay còn được gọi là rối loạn lipid máu, đây là tình trạng nồng độ các lipid ở trong máu có sự thay đổi, lượng cholesterol xâu, chất béo trung tính đều gia tăng.
Tình trạng mỡ máu cao dẫn đến tình trạng hình thành những mảng xơ vữa ở quanh thành mạch, làm tắc nghẽn mạch máu gây ra các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não hay tăng huyết áp…
Việc ăn một chế độ không lành mạnh và thường xuyên tiêu thụ các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đồ ngọt và đồ uống có cồn khiến tình trạng mỡ máu thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn nên hạn chế các loại thịt đỏ, bơ, mỡ, sữa nguyên kem, bánh ngọt, bia rượu….trong các bữa ăn hàng ngày.
Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega – 3 hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol xấu. Bên cạnh các thực phẩm trong bữa ăn, các loại nước uống được chế biến từ nguyên liệu giàu dinh dưỡng, chất xơ và chống chống oxy hóa giúp tác dụng hỗ trợ điều hòa mỡ máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Nhóm trà và thảo mộc giảm mỡ máu
1. Trà xanh
Trà xanh là thức uống yêu thích của mọi lứa tuổi bởi vị thơm ngon hấp dẫn. Đặc biệt, trong trà xanh rất giàu catechin và các chất chống oxy hóa.
2. Trà đen
Để giải đáp câu hỏi giảm mỡ máu uống gì? Bạn có thể tham khảo Trà đen làm giảm mỡ máu, giảm cân hiệu quả.
Theo Healthline.com trong trà đen có nhiều chất có lợi cho sức khỏe được kể đến như polyphenol, flavonoid… giúp giảm cholesterol xấu LDL ở những người có mỡ máu cao. Hơn nữa trà đen có tác dụng giảm cân hiệu quả ở những người béo phì hay thừa cân.
3. Trà oolong
Một nghiên cứu trên động vật trong 8 tuần kết luận rằng, khi bạn tiêu thụ trà Oolong 400mg/ mỗi kg cơ thể một ngày có khả năng ức chế chuyển hóa chất béo bằng việc giảm hoạt động của SREP – 1, FAS và ACC.
SREBP – 1 là một yếu tố điều chỉnh gen quan trọng thúc đẩy quá trình tạo mỡ, FAS và ACC, hai enzym này thúc đẩy quá trình tổng hợp axit béo và phospholipid ở gan.
Bên cạnh đó, khi tiêu thụ trà Oolong còn giúp tăng cường CPT – 1a là một loại enzyme cho phép các axit béo đi vào cơ thể chuyển hóa tế bào thành năng lượng và giảm mỡ máu, từ đó giải đáp được thắc mắc mỡ máu cao uống gì.
4. Trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc chứa rất nhiều hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavones bao gồm apigenin, patuletin, quercetin, a – bisabolol…. Được nghiên cứu về khả năng giảm mỡ máu bằng cách ức chế cholesterol xấu LDL tại gan.
Tuy nhiên, khi sử dụng trà hoa cúc có thể gây loãng máu. Trước khi sử dụng trà hoa cúc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đặc biệt đối với những người đang trong tình trạng sắp sinh, phẫu thuật hay đang sử dụng thuốc đông máu.
5. Trà gừng
Trong trà gừng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa được gọi là gingerol giúp loại bỏ mỡ máu hiệu quả. Cách hoạt động của gingerol là làm tăng cường hoạt động của enzyme AMPK hỗ trợ giảm mỡ máu.
Bên cạnh đó, gingerol kích hoạt PGC – 1a là một chất đồng hoạt hóa then chốt có khả năng điều chỉnh gen liên quan mật thiết đến quá trình oxy hóa axit béo trong cơ thể hỗ trợ chuyển hóa chất béo và giảm mỡ máu cao.
Mỗi ngày, bạn có thể bổ sung 2g trà gừng sẽ cho thấy tác dụng giảm triglyceride và mỡ máu rõ rệt.
Nhóm nước ép trái cây và rau củ
6. Nước ép cà chua
Cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin hay kali hỗ trợ giảm mỡ máu và tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Ngoài ra, trong cà chua chứa nhiều chất xơ giúp phá vỡ cholesterol LDL trong cơ thể, chúng cũng chứa nhiều chất niacin giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Tạp chí British Journal of Nutrition đã công bố rằng chất xơ trong cà chua giúp phá vỡ cholesterol LDL trong cơ thể, nó cũng chứa nhiều niacin – chất có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Với 21 người tham gia nghiên cứu uống 400ml nước ép cà chua mỗi ngày giảm cholesterol tổng thể một cách đáng kể.
7. Nước ép lựu
Theo thông tin cung cấp từ Dịch vụ Y Tế Quốc Gia Anh NHS, nước ép lựu chứa chất oxy hóa mạnh ức chế lắng đọng cholesterol tạo thành xơ vữa, hạn chế các tác hại của mỡ máu đối với tim mạch..
Cũng theo nghiên cứu từ NHS mỗi ngày sử dụng 330ml nước ép lựu giúp cải thiện huyết áp hiệu quả. Trong lựu cũng chứa phytochemical là một hóa chất thực vật đóng vai trò chống oxy hóa bảo vệ nội mạc của động mạch khỏi bị tổn thương.
Loại nước ép này cũng được các nhà khoa học phát hiện rằng có hiệu quả giảm triglyceride, một loại chất béo trong máu gây tắc nghẽn mạch loại bỏ cholesterol LDL và làm tăng cholesterol HDL tốt ngăn ngừa bệnh tim mạch.
8. Nước ép việt quất
Giảm mỡ máu uống gì? Nước ép việt quất được chiết xuất từ dòng quả mọng việt quất có hàm lượng vitamin C, B6, Kali, Folate và chất xơ điều hòa mỡ máu hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu.
9. Nước ép củ dền
Củ dền là loại thực vậy có hàm lượng carbohydrate thấp có tác dụng giảm huyết áp và phòng ngừa các bệnh về tim mạch như vitamin C, B9, B6, sắt, magie, chất xơ, kẽm và nhiều chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nước ép củ dền cũng là thức uống thơm ngon đầy dinh dưỡng.
10. Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt điều chỉnh hấp thụ cholesterol giảm mỡ máu cao, giảm viêm và bọng mắt. Bởi trong nước ép cà rốt rất giàu carotenoid như beta – carotene, chất xơ, kali, vitamin K1 và các chất chống oxy hóa.
11. Nước ép cải xoăn
Theo công bố đến từ Tạp Chí Y Học Lancet đến từ Anh, việc uống nước ép cải xoăn có hiệu quả tốt trong việc giảm lượng đường trong máu.
Tỷ lệ mỡ trên cơ thể cũng có thể giảm đáng kể bởi trong cải xoăn có chứa hợp chất hấp thu axit mật cũng làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Hàm lượng chất xơ có trong 130g cải xoăn lên tới 2,6g hỗ trợ làm giảm glucose trong máu cực tốt trên các bệnh nhân tiểu đường.
12. Nước ép rau Bina
Nằm trong top các loại rau nhiều chất xơ nhất, chất xơ trong nước ép rau bina hỗ trợ điều chỉnh đường huyết, giảm cân, giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, từ đó giúp giảm mỡ máu cao hiệu quả.
Ngoài ra, rau bina chứa nhiều vitamin K ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu. Do vậy, trước khi sử dụng rau bina thường xuyên bạn cần trao đổi thông tin với các chuyên gia y tế.
13. Nước ép cần tây
Một thủ thuật giúp giảm mỡ máu hiệu quả không thể bỏ qua nước ép cần tây. Công bố từ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cần tây rất ít calo và hầu như không có chất béo hay cholesterol nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi được kể đến như chất xơ vitamin (A,B,C,E,K…), Protein hay carbohydrate.
Bằng việc hạn chế chất béo được hấp thụ trong khẩu phần ăn cơ thể phải đốt cháy chất béo dự trữ nên lượng mỡ thừa trong cơ thể và mỡ máu được giảm đáng kể.
Ngoài ra, nước ép cần tây còn có nhiều tác dụng khác được kể đến như giúp hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp, viêm gan và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Nhóm sữa thực vật
14. Sữa đậu nành
Để giảm mỡ máu bạn không thể bỏ qua sữa đậu nành. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 25g đậu nành, bởi đây là loại thực phẩm chứa rất ít chất béo bão hòa giúp giảm cholesterol xấu trong máu và bảo vệ tim mạch hiệu quả.
15. Sữa hạnh nhân
Theo Nghiên cứu được công bố từ Đại học Australia, bạn có thể giảm cân nếu ăn 30 hạt hạnh nhân hoặc một cốc sữa hạnh nhân mỗi ngày. Hạnh nhân chứa lượng lớn chất béo không bão hòa và các khoáng chất, vitamin có tác dụng hạ cholesterol xấu giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
Ngoài ra, hạnh nhân còn kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu, flavonoid trong hạnh nhân hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn hình thành mảng xơ vữa động mạch.
16. Sữa yến mạch
Trong mỗi 25ml sữa yến mạch sẽ có chứa khoảng 1g beta glucan là một loại dưỡng chất hỗ trợ hấp thu cholesterol HDL tốt và giảm lượng cholesterol LDL xấu trong máu.
Nhóm đồ uống khác
17. Nước dừa
Nước dừa có khả năng cải thiện cholesterol có lợi, giảm mỡ thừa và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu từ Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ nước dừa với hàm lượng vừa phải đạt hiệu quả giảm cholesterol và triglyceride công dụng tương tự như thuốc Lovastatin – loại thuốc giảm lipid trong cơ thể.
18. Cà phê đen
Cà phê đen không chứa cholesterol nên người bệnh mỡ máu CÓ THỂ UỐNG cà phê nếu bạn uống một cách vừa phải và pha chế đúng cách. Việc uống cà phê nguyên chất không thể trực tiếp làm tăng mỡ máu nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều cà phê đen hoặc pha cà phê với nhiều nguyên liệu nhiều chất béo khác như kem hay sữa sẽ làm tăng cao mỡ máu.
19. Rượu vang đỏ (uống có kiểm soát)
Rượu vang đỏ, đặc biệt là loại làm từ nho đỏ, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch, trong đó có việc giúp giảm mỡ máu (cholesterol). Điều này là nhờ các hợp chất có trong vang đỏ như resveratrol, một loại polyphenol có trong vỏ nho, được cho là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện chức năng của lớp nội mạc trong mạch máu.
20. Nước lọc
Nước lọc có thể hỗ trợ việc giảm mỡ máu, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất hay trực tiếp cho vấn đề này. Uống đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ gan và thận hoạt động hiệu quả trong quá trình đào thải chất béo và độc tố ra khỏi cơ thể.
Không nên dùng loại nước uống nào để giảm mỡ máu
Như các bạn đã tìm hiểu bên trên, có rất nhiều loại nước uống hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ có một số đồ uống bạn cần tránh bởi chúng khiến tình trạng mỡ máu của bạn nặng thêm và ảnh hưởng đến quá trình điều trị mỡ máu. Dưới đây là những loại đồ uống bạn nên tránh ênus bạn đang trong tình trạng máu nhiễm mỡ:
- Các loại đồ uống chứa nhiều chất béo bão hòa: Kem, sữa nguyên kem, nước cốt dừa, đồ uống có kem…
- Các loại đồ uống chứa quá nhiều đường: Nước ngọt đóng đóng chai, nước có ga, rượu bia….
DONGBANG hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về việc uống gì để nhanh giảm mỡ máu và cách cải thiện sức khỏe thông qua các loại đồ uống lành mạnh. Hãy áp dụng những gợi ý này để duy trì sức khỏe giảm mỡ máu để đạt kết quả nhanh chóng và an toàn.