Những kiến thức cần biết về hội chứng giảm thông khí béo phì

Đánh giá bài viết

Hội chứng giảm thông khí béo phì được chẩn đoán là hậu quả của bệnh béo phì. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng. Dưới đây là một số thông tin cơ bản bạn cần biết về hội chứng này!

Đánh giá bài viết
Bài viết có sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Hà – Chuyên khoa I giảm béo 15 năm tại tập đoàn Y khoa Hàn Quốc Dongbang Medical

Hội chứng giảm thông khí béo phì là gì?

giảm thông khí béo phì

Hội chứng giảm thông khí béo phì (OHS) là một chứng rối loạn hô hấp. Xảy ra ở những người bị bệnh béo phì, dẫn đến lượng oxy thấp và lượng carbon dioxide quá nhiều.

Điều này có nghĩa là cơ thể không có khả năng cung cấp và di chuyển lượng không khí đi vào và thải ra khỏi phổi.

Nguyên nhân giảm thông khí béo phì 

Hiện nay, chưa nghiên cứu được nguyên nhân chính xác của hội chứng giảm thông khí béo phì.

Tuy nhiên, về cơ bản, hội chứng OHS là do các hormone sản xuất chất béo dư thừa, trọng lượng cơ thể quá lớn, đè lên thành ngực khiến các cơ khó hít thở sâu.

Từ đó, khiến sự kiểm soát hơi thở của não bộ bị suy giảm. Dẫn đến hậu quả là quá nhiều CO2 trong máu và không đủ oxy.

Triệu chứng giảm thông khí béo phì

Hội chứng có biểu hiện khá rõ rệt, bản thân người bệnh có thể tự phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Ban ngày – thường xuyên buồn ngủ, khó thở, thiếu năng lượng, nhức đầu, trầm cảm.
  • Ban đêm – ngáy to khi ngủ hoặc hơi thở bị ngừng lại, ngừng thở trong thời gian ngắn.
  • Da, môi và ngón tay có màu hơi xanh.
  • Có dấu hiệu bị sưng phù ở chân hoặc bàn chân.

Các biểu hiện này thường gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Đặc biệt là giấc ngủ của vợ hoặc chồng.

Chẩn đoán giảm thông khí béo phì

Dựa trên các triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán bệnh sớm và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Hội chứng giảm thông khí béo phì được các bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán theo phương pháp loại trừ như sau:

  • Đo các chỉ số BMI cho cơ thể, chỉ số này từ 30 trở lên, cơ thể được xác định là béo phì.
  • Sau đó, thực hiện đo khí phế nang khi thức qua máu động mạch. Chỉ số này nếu có lượng PaCO2 > 45mmHg. Được xác định là có nguy cơ mắc hội chứng OHS.
  • Cuối cùng, chụp X – quang phổi và kiểm tra chức năng phổi để loại trừ các nguyên nhân gây ra tình trạng tăng CO2 trong máu.

Hội chứng giảm thông khí béo phì rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh như hen suyễn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các địa điểm thăm khám uy tín để phát hiện ra bệnh sớm và ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn.

Quan tâm: Béo phì và bệnh tim mạch – Sự tương quan chặt chẽ

Nguy cơ tiềm ẩn của giảm thông khí béo phì

Hội chứng OHS gây nên những loại bệnh vô cùng nguy hiểm.

Giảm thông khí béo phì gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe và tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cụ thể, bệnh nhân mắc OHS được các chuyên gia xác định phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Thường xuyên cáu kỉnh, bị kích động và nặng hơn là trần cảm.
  • Làm tăng nguy cơ gặp tai nạn hoặc dễ gây sai lầm khi làm việc.
  • Gặp rắc rối về vấn đề tình dục

Hội chứng cũng có thể gây ra các vấn đề về tim, ví dụ như:

  • Tăng huyết áp cao.
  • Rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực, suy tim sung huyết.
  • Các bệnh về mạch vành và đột quỵ.
  • Gây suy tim bên phải (cor pulmonale).
  • Huyết áp phổi tăng cao (tăng áp động mạch phổi)..
  • Gây tăng áp lực động mạch phổi nhẹ đến trung bình.
  • Tăng áp lực động mạch phổi, khó thở khi gắng sức, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, gan to và phù bàn chân.

Cách điều trị giảm thông khí béo phì

Giảm cân

Đôi khi, chỉ riêng việc giảm cân cũng sẽ có thể giải quyết được rất nhiều triệu chứng của OHS.

Giảm cân làm cho lượng mỡ thừa trên cơ thể giảm. Hạn chế tình trạng áp lực lên thành ngực.

Từ đó, cơ thể hít thở sâu hơn, thúc đẩy quá trình di chuyển của oxy và CO2 trong cơ thể.

Vì vậy, hãy thử giảm cân để điều trị OHS. Bạn có thể tập ăn kiêng bằng các chế độ ăn khác nhau như Low carb, Keto, chế độ nhịn ăn gián đoạn,…để giảm cân hiệu quả.

Quan tâm: Bài tập giảm mỡ bắp chân trong 1 tuần hiệu quả tạm biệt chân “cột đình”!

Thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày 

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Hạn chế ăn các thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… Cắt giảm hàm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Thay vào đó, thường xuyên ăn rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu protein,…

Luyện tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc cũng giúp hỗ trợ điều trị hội chứng giảm thông khí béo phì.

Sử dụng máy hỗ trợ thở (PAP)

Các phương pháp hỗ trợ PAP bao gồm PAP liên tục (CPAP) hoặc Bi-level PAP (BPAP) (thông khí không xâm lấn).

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng các thiết bị cung cấp không khí cho bạn thông qua mặt nạ. Bạn có thể đeo ngay cả khi đang ngủ.

CPAP cung cấp lượng không khí ở áp suất không đổi ngay cả khi bạn hít vào hoặc thở ra.

BPAP mang lại áp lực cao hơn khi bạn thở vào và thấp hơn khi bạn thở ra.

Tạo lỗ thở ở cổ để hỗ trợ thở (mở khí quản)

Các trường hợp nặng hoặc không thể kiểm soát được bằng PAP. Các y bác sĩ sẽ mở một lỗ khí quản ở cổ. Giúp bạn hít vào, thở ra một cách dễ dàng hơn.

Quy trình này bao gồm việc chèn một ống thở bằng nhựa nhỏ ở phía trước họng. Đường này sẽ đi qua đường hô hấp trên, dễ bị xẹp hoặc tắc nghẽn.

Mặc dù phẫu thuật mở khí quản có hiệu quả rất rõ rệt, nhưng người bệnh sẽ gặp một vài khó khăn khi sử dụng nó như:

  • Khó điều chỉnh
  • Giọng nói của bạn sẽ bị thay đổi rất nhiều
  • Bệnh viêm phế quản diễn ra thường xuyên

Kết luận

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về hội chứng giảm thông khí béo phì mà bạn nên biết. Hy vọng với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể phòng tránh và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký
nhận ưu đãi

BS. TRẦN THỊ HÀ
Cố vấn chuyên môn BS. TRẦN THỊ HÀ
Bác sĩ PK VTM DongBang

Tính chỉ số BMI

Sử dụng công cụ này để kiểm tra
chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang
ở mức cân nặng hợp lý hay không.

Tuổi từ 6 đến 120
Chọn một hoạt động.
Tính ngay

Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo thông tin,
không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hình ảnh

Đăng ký nhận tư vấn

iconĐặt hẹn
iconHotline
iconFacebook
iconZalo
Messenger